Thứ Hai, 24/02/2020 | 12:11

Hội chứng rụng tóc anagen ngắn

Sự phát triển của tóc trên da đầu xảy ra theo một chu kỳ hoạt động không liên tục. Pha đầu tiên là pha phát triển (pha mọc tóc, pha hoạt động active phase) gọi là anagen có hoạt động gián phân mạnh. Tiếp theo một pha gọi là catagen trong đó sự gián phân đột ngột ngừng lại. Rồi tiếp đến là pha nghỉ (pha ngừng lại) gọi là telogen. Pha telogen ở lông mày, lông mi, lông nách, lông mu kéo dài hơn ở da đầu và vùng râu cằm. Thời gian của các pha này dường như phụ thuộc vào các yếu tố tại chỗ và yếu tố di truyền. Bình thường tóc anagen chiếm 80- 90%, catagen 5% và tóc telogen 10- 15%. Hàng ngày có 50- 100 sợi tóc rụng, số tóc này là tóc được thay thế hàng ngày.

Hội chứng rụng tóc anagen ngắn là một bệnh lý bẩm sinh, hiếm gặp. Bệnh đặc trưng bởi giai đoạn anagen rút ngắn, tóc tơ, không mọc dài và rụng tóc nhiều ở giai đoạn telogen. Chẩn đoán bệnh tương đối dễ nếu nắm được cơ chế bệnh sinh, đặc điểm lâm sàng của bệnh, tuy nhiên hiện tại điều trị còn nhiều khó khăn.

Cấu trúc, sinh lý lông tác và phân loại rụng tóc  

1. Cấu trúc tóc

Tóc được cấu tạo bởi 2 phần: nang tóc và thân tóc.

Người bình thường có khoảng 100.000 – 150.000 nang tóc, số lượng không thay đổi trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Thân tóc (hay còn gọi là phần chết của tóc) là phần nằm tóc mọc ra ngoài nhìn thấy được; thành phần chủ yếu là keratin chiếm 70%, ngoài ra có nước, chất béo.

Tóc được phân thành 3 loại

+ Tóc trưởng thành (terminal hair): đường kính lớn hơn 0.06 mm, dài vào tận sâu lớp mỡ dưới da.

+ Tóc tơ (vellus): đường kính nhỏ hơn 0.03mm, ngắn hơn tóc trưởng thành, chỉ vào tới trung bì.

+ Dạng trung gian

Tỷ lệ tóc trưởng thành/ tóc tơ khoảng 7/1.

2. Quá trình sinh trưởng của tóc

Vòng đời của tóc tuân theo một chu trình gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn tăng triển (anagen phase): 85% số tóc ở giai đoạn tăng triển. Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 3 năm đối với nam giới, 6 đến 8 năm đối với phụ nữ.

Giai đoạn ngừng triển/chuyển đổi (catagen phase): 1% số tóc ở giai đoạn ngừng triển. Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 3 tuần.

Giai đoạn thoái triển (telogen phase): 14% số tóc ở giai đoạn thoái triển. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2-3 tháng, sau đó tóc sẽ bị rụng đi. Mỗi ngày một người rụng khoảng từ 50 tới 100 sợi tóc là bình thường. Sau khi tóc rụng, tóc mới sẽ mọc ra từ chân tóc và chu kỳ tăng trưởng sẽ bắt đầu trở lại.

Tốc độ phát triển của tóc trung bình là 0,37-0,44mm/ngày, tức tóc sẽ mọc dài khoảng 1 cm sau 1 tháng.

3. Phân loại rụng tóc

– Phân loại theo hình thái:

© Rụng tóc không sẹo (non scaring alopecia).

+ Rụng tóc androgen di truyền. Androgenetic alopecia).

+ Rụng tóc thành đám (alopecia areata).

+ Rụng tóc kết hợp bị bệnh toàn thân hoặc hệ thống.

Rụng tóc telogen (Telogen effluvium).

Rụng tóc anagen (Anagen effluvium).

Giang mai (syphilis).

– Do tật nhổ tóc (trichotillomania)

– Rụng tóc kết hợp với các hội chứng di truyền.

© Rụng tóc có sẹo (scarring alopecia)

– Khuyết tật di truyền hoặc phát triển.

–  Nhiễm khuẩn:

+ Vi khuẩn: vi khuẩn gây mủ, lao.

+ Nấm: nấm kerion.

+ Vi rút: zona.

+ Protozoa: leishmania (đơn bào).

– U sắc tố.

-Tổn thương do hoá học, bỏng và rụng tóc do các chấn thương khác.

– Các bệnh đặc biệt có tổn thương ở da đầu: lupút đỏ, li ken phẳng, morphea, pemphigoid thành sẹo.

Phân loại theo căn nguyên.

1. Rụng tóc thành đám (alopecia areata).

Còn gọi là bệnh pelade.

1.2. Căn nguyên:  thường gặp ở người lớn, trẻ tuổi (trước tuổi trung niên), tỷ lệ nam /nữ là 2/1.

Căn nguyên chưa rõ, có vai trò của yếu tố di truyền, miễn dịch, nội tiết, liên quan tới stress, nhiễm khuẩn. Hiện nay người ta cho rằng có một quá trình tự miễn chống hành lông. Có thể kết hợp với vitiligo, suy cận giáp, addison, viêm tuyến giáp hashimoto, nhược cơ nặng, hội chứng Down, thiếu máu áctính.

1.3. Triệu chứng lâm sàng: rụng tóc thành từng đám, từng vùng, khu trú thành đám hình tròn, bầu dục, một hoặc nhiều đám, thường một vài đám kích thước vài cm đường kính, không có dấu hiệu viêm nào, không triệu chứng, da trơn nhẵn giống như sẹo, có thể thấy một số sợi tóc thanh mảnh,  bạc màu như lông tơ,  ở rìa đám có sợi gẫy ngắn và mập gọi là  tóc dấu chấm than (exclamation point  hairs). Triệu chứng cơ năng: không đau, không ngứa.

Rụng tóc ở vùng đầu, có thể rụng ở vùng râu cằm và vùng khác.

+ Chia thành các loại sau:

– Rụng tóc thành đám (alopecia areata).

–  Rụng tóc thể rắn bò  (alopecia ophiasis).

– Rụng tóc toàn phần (alopecia totalis). Toàn bộ tóc vùng đầu hầu như bị rụng.

– Rụng tóc toàn bộ (alopecia universalis). Rụng tóc vùng đầu, rụng cả lông mày, nách, mi, lông mu, lông tơ của cơ thể.

Biểu hiện ở móng: loạn dưỡng, đĩa móng có hàng trăm hố lõm nhỏ như”đê khâu””đồng đột”.

+ Tiến triển: các đám ổn định nguyên như vậy, thường mọc lại một cách ngẫu nhiên sau vài tháng, có khi xuất hiện các đám mới trong khi các đám khác đang mọc lại. Bệnh cũng thường tái phát.

Nếu bệnh xuất hiện sau tuổi thiếu niên thì 80% sẽ mọc tóc lại và ít gặp rụng  lông tóc  toàn bộ (alopecia universalis).

Bệnh cũng thường tái phát.

Nếu có biến đổi móng và rụng tóc toàn phần (alopecia totalis) thì tiên lượng không tốt hoặc các đám liên kết thành từng dải ở vùng đỉnh, tiên lượng cũng không tốt.

1.4. Mô bệnh học da: nang tóc giảm kích thước, thâm nhiễm lympho quanh mạch,thâm nhiễm lympho quanh nang lông ở tổn thương đang hoạt động.

Xét nghiệm tóc đồ (trichogram): các sợi tóc anagen loạn dưỡng tăng tỷ lệ tóc telogen tới 40% hoặc hơn (bình thường < 20%),các chân  tóc (hair zoots) hình dùi cui, dấu chấm than.

1.5. Điều trị: không có thuốc đặc trị, khó đánh giá tiên lượng vì nhiều khi ngẫu nhiên tóc mọc lại.

– Tâm lý liệu pháp, trợ giúp tâm lý của thầy thuốc là cần thiết, cần giải giải thích là loại rụng tóc này hầu hết sẽ mọc lại.

– Vitamin B, C, A. Bepanthen.

– An thần.

– Bôi mỡ corticoid về ban đêm

– Corticosteroid tiêm trong tổn thương. Triamcinolon acétonide 3,5 mg/ml, tháng một lần.

– Corticoids uống thường làm mọc tóc. Cần chú ý tác dụng phụ và khi ngừng một thời gian bệnh có thể tái phát.

– Cyclosporin: uống làm mọc tóc, khi ngừng thuốc bệnh dễ tái phát.

– PUVA trị liệu (quang hoá trị liệu).

– Trị liệu miễn dịch tại chỗ dùng DNCB, nhưng gây viêm da tiếp xúc dị ứng tại chỗ, sưng hạch lân cận.

Có thể bôi minoxidil.

Hội chứng rụng tóc anagen ngắn   

Hội chứng rụng tóc anagen ngắn là bệnh bẩm sinh, đặc trưng bởi tóc ngắn và tóc tơ liên tục từ khi sinh ra, do giảm thời gian giai đoạn anagen.

Ít ca được báo cáo trong y văn, chủ yếu là các ca riêng lẻ. Năm 2018, Oberlin và cộng sự báo cáo số lượng ca bệnh nhiều nhất, có 8 ca trong 7 năm. Bệnh gặp chủ yếu ở nữ chủng tộc da trắng, tóc vàng. Một số tác giả cho rằng đây là một hội chứng hiếm, số khác tin rằng nó là tình trạng không được phát hiện ra.

Bệnh bẩm sinh, lẻ tẻ, tuy nhiên case gia đình đã được báo cáo, gợi ý là bệnh di truyền gen trội NST thường.

Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh

Tóc phát triển về độ dài và đường kính trong giai đoạn anagen. Bình thường giai đoạn này kéo dài 2-3 năm ở nam giới và 6-8 năm ở phụ nữ. Trong hội chứng rụng tóc anagen ngắn, giai đoạn anagen ngắn lại, chỉ kéo dài khoảng 4 tháng rồi chuyển sang giai đoạn telogen – ngừng hoạt động phân bào và biệt hóa của chất nền. Vì vậy làm tăng số lượng tóc ở giai đoạn telogen, trong khi số lượng tóc ở giai đoạn anagen chỉ chiểm khoảng 25%. Thời gian phát triển của tóc bị rút ngắn, nhưng tốc độ mọc tóc không đổi nên chiều dài sợi tóc không vượt quá 6 cm, chủ yếu là tóc tơ.

Nguyên nhân rút ngắn giai đoạn anagen đến nay chưa được biết rõ.

Lâm sàng

Bệnh khởi phát từ lúc sinh đến thời thơ ấu.

Bệnh nhân phàn nàn về tóc rụng nhiều, tóc không mọc dài ra, không bao giờ cắt tóc. Khám thấy tóc đồng đều, giảm mật độ, tóc tơ, chiều dài lớn nhất <6cm, thân tóc bình thường. Test kéo tóc dương tính (>6 sợi rụng/50-60 sợi tóc kéo). Tỉ lệ tóc ở giai đoạn anagen 20-30%. Soi trên dermoscopy thấy sợi tóc rụng ở giai đoạn telogen, đầu tóc nhọn, chứng tỏ tóc chưa bao giờ được cắt.

Bệnh thường lành tính, tuy nhiên có thể liên quan đến hội chứng tricho-dental, synchronized pattern of scalp hair growth, micronychia.

Sự phát triển cơ thể và lông các vùng khác bình thường.

Cận lâm sàng

Mô bệnh học: cả tóc trưởng thành và tóc tơ. Có xâm nhập ít bạch cầu lympho ở trung bì trên và giữa, nhưng không có viêm xung quanh bulb hay xơ hóa.

Soi tóc trên kính hiển vi điện tử: thân tóc bình thường, không có dấu hiệu tóc hình thoi xâu thành chuỗi hoặc pili torti, nhưng đường kính nhỏ <60µm, chiều rộng cutin thấp, ít chồng lấp giữa bờ cutin.

Chẩn đoán xác định

Dựa vào lâm sàng là chính, mô bệnh học và kính hiển vi điện tử không được khuyến cáo.

Chẩn đoán phân biệt

Với một số rối loạn tóc không mọc dài ở trẻ khỏe mạnh và các nguyên nhân khác:

Loose anagen syndrome

Loạn sản tricho-dental

Hypotrichosis simplex di truyền

Juvenile macular dystrophy and congenital hypokeratosis

Monilethrix

Pili torti

Trichothiodystrophy

Rụng tóc telogen

Bảng phân biệt hội chứng rụng tóc anagen ngắn và Loose anagen syndrome

  Rụng tóc anagen ngắn    Loose anagen syndrome
Phàn nàn Tóc không mọc dài Rụng tóc quá mức Tóc không mọc dài Rụng tóc lan tỏa, patchy Tóc rối
Khởi phát Từ lúc sinh đến thơ ấu Khoảng 2 tuổi
Test kéo tóc Dương tính Thường âm tính
Khám Tóc rất ngắn <6cm Tóc ngắn (< ngang vai)  
Trichosopy Không có dấu hiệu đặc biệt Cấu trúc hình chữ nhật đen
Kính hiển vi Tóc nhổ ở giai đoạn telogen ngắn, đầu nhọn Tóc ở giai đoạn anagen, hành tóc méo mó, Biểu bì tóc xù xì, không có lõi bên trong
Tiên lượng Không mọc tóc dài, rất ít cải thiện theo tuổi Cải thiện theo tuổi  

Điều trị

– Điều quan trọng là tư vấn cho bệnh nhân và gia đình về khả năng tóc sẽ không mọc dài trong tương lai.

– Đến nay mới chỉ có 1 ca báo cáo bệnh có cải thiện khi đến tuổi dậy thì.

– Một vài ca báo cáo riêng lẻ cho thấy tóc mọc dài và dày hơn khi sử dụng minoxidil 2-5% xịt 2 lần/ngày trong 6-12 tháng, có hoặc không kết hợp với cyclosporin. Cơ chế minoxidil kích thích dài tóc chưa rõ, nhưng nó có tác dụng giãn mạch, thúc đẩy telogen à anagen, kéo dài anagen. Lưu ý: FDA chỉ chấp thuận sử dụng minoxidil cho người từ 18 tuổi trở lên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Jung HD, Kim JE, Kang H. Short anagen syndrome successfully controlled with topical minoxidil and systemic cyclosporine A combination therapy. J Dermatol. 2011;38:1108–10.

Herskovitz I, de Sousa ICD, Simon J, Tosti A. Short anagen hair syndrome. Int J Trichol. 2013;5:45-46.

Antaya RJ, Sideridou E, Olsen EA. Short anagen syndrome. J Am Acad Dermatol 2005; 53: S130–S134.

Oberlin, K. E., Maddy, A. J., Martínez-Velasco, M. A., Vázquez-Herrera, N. E., Schachner, L. A., & Tosti, A. Short anagen syndrome: Case series and literature review. Pediatric Dermatology 2018

Yhocvn.net (Theo BC Da liêu TW)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Đánh bật chứng tóc khô và rụng

+ Rụng tóc: Dấu hiệu cần theo dõi, điều trị

+ 4 loại thực phẩm tưởng bổ nhưng ăn nhiều coi chừng rụng tóc

+ Nguyên nhân rụng tóc và quá trình phục hồi sau Telogen Effluvium là gì?

+ Biotin, vitamin H, dấu hiệu thiếu hụt, liều dùng

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook