Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:57

Bệnh giun sán, giun đầu gai có tên khoa học là Gnathostoma spinigerum là một bệnh ký sinh trùng mà Trung tâm phòng chống bệnh tật của Mỹ (CDC) cho rằng đây là bệnh nhiễm trùng mới nổi do các hội chứng lâm sàng cũng như hình thái bệnh rất đa dạng.

Nguy cơ phơi nhiễm bệnh ký sinh trùng, đơn bào nói chung và bệnh lý giun sán nói riêng ngày một gia tăng. Trong số các bệnh giun sán, giun đầu gai có tên khoa học là Gnathostoma spinigerum đang được quan tâm lưu ý. Đây là một bệnh ký sinh trùng mà Trung tâm phòng chống bệnh tật của Mỹ (CDC) cho rằng đây là bệnh nhiễm trùng mới nổi do các hội chứng lâm sàng cũng như hình thái bệnh rất đa dạng.

Ấu trùng giai đoạn 3 của giun ở cá, tôm, ếch, cua, tôm đồng (crayfish), hoặc gà xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường ăn các thức ăn chưa nấu chín. Trước đây, hầu hết các ca bệnh liên quan đến Gnathostoma được cảnh báo khắp vùng Đông Nam Á, đặc biệt tại Thái Lan và Nhật Bản, nơi mà người dân có thói quen ăn gỏi các thực phẩm tươi sống.

Tuy nhiên, những năm trở lại đây, bệnh giun đầu gai trở nên phổ biến đến mức trở thành vấn đề y tế ở Trung và Nam Mỹ, đáng chú ý ở Mexico. Loại ký sinh trùng này sống trong dạ dày của chó, mèo. Khi trưởng thành, nó dài trung bình từ 11- 54mm, thân được bao phủ bởi lớp gai,  ấu trùng giai đoạn 3 xâm nhập vào cơ thể rồi phát triển thành giun trưởng thành trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, vì ấu trùng không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người, ấu trùng giai đoạn 3 chỉ có thể lang thang, di chuyển bên trong cơ thể vật chủ. Gai ở đầu và mình giun sẽ tiết ra dịch gây viêm, nhiễm và hoại tử, xuất hiện vùng đó và gây ra những cơn đau nhói ở những vùng chúng đi qua.

Gnathostoma spinigerum là một loại ký sinh trùng giun tròn gây bệnh giun đầu gai (gnathostomiasis) ở người, đôi khi gọi là bệnh ban trườn (creeping eruption), hội chứng ấu trùng di chuyển (larva migrans), phù Yangtze (Yangtze edema), Choko-Fuschu Tua chid và sưng phồng lan tỏa(wandering swelling). Bệnh khi xuất hiện ở động vật có thể nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Ca bệnh đầu tiên được mô tả là trên một con hổ còn non bị chết tại vườn thú London, năm 1835. Nhiễm ấu trùng của giun này qua ăn uống các loại rau, thịt, cá nấu chưa chín.

G. spinigerum có tiền sử nhiễm trên nhiều vật chủ khác nhau. Trứng đẻ ra trong nước sạch và ấu trùng được ăn/nuốt vào do bọ chét trong nước, giống Cyclops. Các bọ chét trong nước bị ăn bởi các con cá nhỏ. Cuối cùng, ấu trùng đi xâm nhập đến đoạn cuối của dạ dạy của động vật hay các loài thú ăn thịt (carnivores) thường là chó và mèo. Ấu trùng tiếp tục đào hầm, xuyên quan thành dạ dày và di chuyển khắp cơ thể vật chủ khoảng 3 tháng trước khi chúng quay trở lại dạ dày và dính vào niêm mạc dạ dày tại đây. Phải mất đến 6 tháng tiếp theo mới trưởng thành. Trứng được đào thải qua phân vật chủ và nếu chúng có điều kiện rơi vào nước sạch khi đó chu kỳ mới bắt đầu trở lại. Vì người không phải là vật chủ chính của ấu trùng, nên chúng không trưởng thành trong cơ thể người nhưng có thể gây ra các mức độ tổn thương khác nhau, tùy thuộc vào nơi ấu trùng di chuyển trong cơ thể.

Bệnh Gnathostomiasis là một trong những nhiễm trùng hiếm gặp nhất, lây nhiễm do tiêu hóa phải ấu trùng giai đoạn 3 của loài giun tròn giống Gnathostoma spp. thường gặp nhất là Gnathostoma spinigerum, mặc dù một số loài khác cũng có thể gây bệnh cho người. Ấu trùng có thể được tìm thấy trong rau hoặc thịt nấu chưa chín (cá nước ngọt, gà, ốc, ếch, heo) hoặc nước bị nhiễm. Hiếm khi ấu trùng xuyên qua da của cá nhân có phơi nhiễm với nguồn nước hoặc thịt bị nhiễm.

Bất kỳ một hệ thống cơ quan nào cũng có thể bị nhiễm bệnh ký sinh của ấu trùng, nhưng hay gặp nhất là tình trạng nhiễm trùng tại chỗ, từng đợt, hội chứng sưng phồng, ấu trùng di chuyển tại các mô dưới da và da. Các vết sưng phồng như thế có thể đau, ngứa hoặc nổi cục ban đỏ (erythematous). Angiostrongylus cantonensis và Gnathostoma spinigerum là hai tác nhân ký sinh trùng thường gặp gây viêm màng não tăng eosin do sự di chuyển ấu trùng ngẫu nhiên vào trong hệ thần kinh trung ương của vật chủ. Nhiễm trùng thường đặc trưng với tăng bạch cầu eosin máu ngoại vi hơn 50%.

Một số nét chính về dịch tễ học bệnh giun đầu gai

Tần suất mắc bệnh

Mặc dù Gnathostoma spinigerum được biết lưu hành tại Thái Lan tương đối cao, song nó cũng được phát hiện tại nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á. Một số báo cáo về loài ký sinh trùng này ở Nhật, Australia, Mỹ, Mexico. Tỷ lệ mắc mới có vẻ hiếm hơn ở châu Á vào những năm 60s, nhưng hiện nay con số này là cũng đáng kể.

Gnathostoma spinigerum nhìn chung được phát hiện ở vùng có khí hậu nhiệt đới. Ấu trùng có thể phát hiện trên nhiều loại động vật khác nhau cũng như chúng sinh sống trong nhiều hệ sinh thái khác nhau. Trong khi chó, mèo và có thể cả lợn là các vật chủ chính thì có đến 36 vật chủ trung gian nhiễm tự nhiên thông qua mô tả và xác định theo mô hình vật chủ thực nghiệm. Tại Nhật Bản, cá nước ngọt, Ophicephalus argus và O. tadianus được xem là các vector quan trọng trong đường lây truyền bệnh giun đầu gai ở người. Ngoài cá nước ngọt, vịt nuôi, Anas platyrhynchus và gà Gallus gallus mang ký sinh trùng ở Thái Lan (Daengsvang, Thienprasitthi, and Chomcherngpat, 1966).

Trên phạm vi toàn cầu, nhiễm giun đầu gai là một bệnh không phải phổ biến, ngay cả các vùng lưu hành bệnh giun sán khác như Đông Nam Á (gồm có Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan) và châu Mỹ Latinh (chủ yếu ở Mexico và Ecuador), mặc dù tỷ lệ nhiễm đang gia tăng, Tại Thái Lan, bệnh do ký sinh trùng này là một trong những loại bệnh ảnh hưởng lên hệ thần kinh phổ biến nhất, 6% xuất huyết dưới nhện ở người lớn và 18% ở trẻ em nhỏ do bệnh lý này.

Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, như ở Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha,..số ca loại này rất ít báo cáo trong y văn và ngay cả qua số liệu lâm sàng trên bệnh nhân cũng không đề cập đến tại các bệnh viện.

Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong

Bệnh do giun đầu gai có thể tồn tại 10 – 12 năm và có thể góp phần vào một tỷ lệ mắc bệnh đáng kể vì bệnh có xu hướng xâm nhập đến bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể. Sự xâm nhập một cách ngẫu nhiên vào hệ thần kinh trung ương là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong, dẫn đến số ca chết do bệnh này khoảng 8 – 25% hoặc có di chứng kéo dài khoảng 30% có liên quan đến hệ thần kinh.

Chủng tộc, giới tính và tuổi mắc bệnh

+ Không có ưu thế về chủng tộc hay dân tộc nào;

+ Không có ưu thế về giới tính mắc nhưng ngoại trừ một số ca liên quan đến nghề nghiệp và chế độ ăn uống có liên quan gián tiếp đến giới tính;

+ Không có thiên hướng về độ tuổi nào, ngoại trừ trường hợp bị các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến nghề nghiệp hoặc chế độ ăn uống.

Nguyên do nhiễm bệnh

– Du lịch đến các vùng có lưu hành bện: Đông Nam Á, đặc biệt Thái Lan và Nhật Bản; Mỹ La Tinh, đặc biệt Mexicovà Ecuador; Úc, Á cad Trung Đông.

– Chế độ ăn

+ Ăn các loại cá nước ngọt chưa nấu chín hoặc ăn sống (ở Mexico, Nam Mỹ,ăn dạng sashimi Nhật Bản, ăn kiểu sum-fak ở Thailand)

+ Các loại lươn sống hoặc chưa nấu chín;

+ Nước nhiễm ấu trùng.

Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook