Thứ Ba, 19/12/2017 | 10:30

Chúng ta đều sợ nội tạng bị nhiễm độc và luôn tìm cách thải độc, nhưng giải pháp nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Đây là “chìa khóa vàng” thải độc bạn nên tham khảo sớm.

Bất kỳ là nam hay nữ, thi thoảng bạn cũng có sở thích soi gương. Nhưng khi soi gương, đừng chỉ quan tâm mình xấu đẹp thế nào, mà hãy quan sát xem cơ thể bên trong có rắc rối gì không, vì chúng luôn gửi cho bạn những tín hiệu khi lục phủ ngũ tạng có độc tố.

Hãy soi gương và nghĩ, lục phủ ngũ tạng mới là thứ cần phải đẹp hơn cả khuôn mặt của bạn, để từ đó có ý thức chăm sóc và giữ gìn.

Huyết quản bị tắc, cơ thể bị viêm, có đờm, hàn khí ứ đọng bên trong là những vấn đề đáng được quan tâm và phải loại bỏ sớm khỏi cơ thể ngay tức thì. Những nguy cơ tấn công sức khỏe cả tinh thần và thể chất có thể nhìn thấy dễ dàng qua vẻ bề ngoài. Giáo sư Tống Nhất Phu sẽ giúp bạn chỉ ra những bí quyết.

Mặt xanh, hai bên mặt nổi mụn, thần thái u sầu: Gan bị nhiễm độc

Sống thiếu điều độ, thức đêm quá nhiều, hay nóng giận là những việc làm có thể khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó gia tăng việc tích trữ các độc tố. Vùng 2 bên mặt và bụng dưới là những nơi phản ánh sức khỏe của gan. Mỗi khi gan có bị nhiễm độc thì ở khu vực này sẽ phát ra các dấu hiệu cảnh báo bằng cách nổi mụn.

Màu xanh là màu đại diện cho gan, khi gan thải độc không tốt thì da mặt sẽ trở nên xanh xao. Khi gan nhiễm độc lại không thể thải độc nhanh, dẫn đến ảnh hưởng đến sự vận hành của khí. Khi cả gan và khí đều có vấn đề, da mặt sẽ xuất hiện mụn trứng cá, thần thái xám xịt, tâm trạng u buồn.

Giải pháp:

1. Hãy dành cho gan 10 phút mỗi ngày

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 10 phút tập thể dục mỗi ngày là để đảm bảo cho gan làm việc trong điều kiện tốt nhất.

Yoga là môn thể dục có tác dụng hàng đầu trong việc thải độc. Bạn có thể xem đĩa hoặc tự tập yoga đơn giản trong khoảng 10 phút trước khi đi ngủ. Tiện thể có thể bấm huyệt thái xung giúp thúc đẩy nhanh quá trình thải độc gan. Khi bấm huyệt cố gắng duy trì trong thời gian từ 5-10 phút.

Gan, phổi, dạ dày nhiễm độc: Danh y chỉ các dấu hiệu và cách thải độc ai cũng nên “bỏ túi”

2. Tâm trạng tốt giúp giải độc gan

Thói quen uống rượu, ăn uống quá nhiều, quá béo ngậy sẽ làm cho gan trở nên rất “bẩn”, vì vậy hãy tạo thói quen tránh những điều này. Ngoài ra, thêm một phương pháp giải độc đơn giản và chắc chắn nhất là hãy duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, vui vẻ. Đừng giận dữ và để mình rơi vào trầm cảm, đây chính là cách duy trì chức năng bài tiết và thải độc bình thường nhất cho cơ thể.

3. Trà chanh, kỷ tử chính là món đồ uống tốt nhất để dưỡng gan

Thực phẩm màu xanh lá cây chính là món ăn tốt nhất cho gan để thúc đẩy quá trình thải độc, giảm sự ứ trệ và tăng khả năng bài tiết.

Trong đó, dùng chanh tươi cắt thành lát cho vào nước uống như trà là một giải pháp tối ưu. Ngoài ra có thể pha trà kỷ tử và hoa cúc để uống cũng mang lại tác dụng bảo vệ gan, nâng cao chức năng gan trong việc thải độc.

Bên cạnh đó, khoai lang, ngô, rong biển, táo, sữa, hành tây, bí xanh, là những thực phẩm phù hợp để chăm sóc gan, ăn thường xuyên những món này sẽ tăng khả năng giải độc gan.

Gan, phổi, dạ dày nhiễm độc: Danh y chỉ các dấu hiệu và cách thải độc ai cũng nên “bỏ túi”

4. Giải độc gan bằng nước mắt

Nước mắt chảy ra không chỉ giúp bạn vơi đi nỗi buồn, mà có có lợi ích bất ngờ với sức khỏe. Khi tâm trạng bất ổn, bạn có thể khóc để cho những giọt nước mắt rơi xuống, ví dụ như xem phim cảm động, tiếp xúc với hành cay, bạn hãy để nước mắt chảy tự nhiên. Đây chính là một cách giải độc cho gan không phải ai cũng biết.

Thời gian từ 1-3 giờ là khung “vàng” để chăm sóc gan. Điều bạn nên làm là tắt đèn đi ngủ trước 11h đêm, để đảm bảo rằng từ 1-3h là thời khắc bạn đang ngủ sâu nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho gan làm việc. Điều này cần đặc biệt lưu ý.

Gan, phổi, dạ dày nhiễm độc: Danh y chỉ các dấu hiệu và cách thải độc ai cũng nên “bỏ túi”

Làn da xỉn màu, má phải nổi mụn, tâm trạng thất thường: Phổi bị nhiễm độc

Dù bạn có hút thuốc hay chỉ hít khói thuốc từ người khác đều là nguyên nhân đầu tiên khiến phổi bị nhiễm độc. Tiếp đó, không khí ô nhiễm và môi trường làm việc độc hại sẽ khiến phổi bị đe dọa nghiêm trọng.

Da và tóc là cơ quan đại diện cho phổi, khi phổi bị nhiễm độc, da sẽ rất xỉn màu, không sáng bóng và xấu đi trông thấy.

Khi phổi có độ nhiễm độc cao, vùng mặt và trán bên phải sẽ xuất hiện những nốt mụn trứng cá. Không những thế, phổi nhiễm độc sẽ cản trở khí huyết lưu thông, hoạt động kém hiểu quả, có thể gây khó thở, đau tức ngực.

Giải pháp:

1. Mỗi ngày ăn một quả táo

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn táo có xác suất bị ho, đờm, bệnh hô hấp thấp hơn 33% so với người không thường xuyên ăn, điều này là do chất pectin và chất chống oxy hóa trong táo có thể làm giảm tình trạng viêm phổi.

Môi trường cơ thể hanh khô có thể dễ dàng nhất dẫn đến tích tụ các độc tố tại phổi. Chú ý ăn một số thực phẩm có tác dụng làm nhuận phổi như củ cải trắng, khoai lang, hạnh nhân, hạt dẻ, lê và một số thực phẩm giàu nước khác.

2. Đổ mồ hôi hàng ngày

Phổi kết nối với da và tóc, khi toàn cơ thể toát ra mồ hôi là cách nhanh nhất để thải ra các độc tố có trong phổi. Sau mỗi lần ra mồ hôi, phổi sẽ ngay lập tức cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái.

Ngoài vận động thể dục thể thao, có nhiều cách khác để cơ thể tiết mồ hôi như tắm nước nóng, xông hơi, uống nước ấm nóng với gừng hoặc ngâm mình trong nước có tinh dầu bạc hà. Việc duy trì cơ thể trong trạng thái đổ mồ hôi hàng ngày sẽ giúp cho da thải độc một cách hiệu quả, từ đó phổi sẽ khỏe mạnh.

3. Bấm huyệt hợp cốc để thúc đẩy nhanh quá trình giải độc

Huyệt hợp cốc nằm ở phần lõm kết nối giữa ngón trỏ và ngón tay cái, là điểm kết nối cơ thể với phổi. Nên dùng ngón tay cái bên này bấm huyệt của tay kia hơi mạnh một chút trong khoảng 3-5 phút mỗi ngày. Việc này tốt nhất nên làm hàng ngày để tăng cường hiệu quả.

Gan, phổi, dạ dày nhiễm độc: Danh y chỉ các dấu hiệu và cách thải độc ai cũng nên “bỏ túi”

4. Đeo khẩu trang, uống nhiều nước

Khi thời tiết xấu, âm u nhiều mây thì hãy hạn chế ra ngoài, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh phổi. Nếu nhất định phải ra ngoài thì bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp.

Một cách thanh lọc phổi hiệu quả là hãy uống đủ nước, khoảng 8 cốc mỗi ngày. Hạn chế hút thuốc. Nếu sống trong môi trường có khói thuốc thì bạn nên uống thêm nước để làm loãng khí trong phổi, ăn thêm nhiều trái cây chứa nhiều vitamin C để phổi có đủ điều kiện thải độc tốt nhất.

5. Thời gian dưỡng phổi tốt nhất là từ 3-5h sáng

Khi phổi không có đủ thời gian để nghỉ ngơi thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng thải độc, vì thế, hãy ngủ ngon và giữ yên tĩnh trong khung giờ này.

Phụ nữ đứng bên bếp nấu ăn thường xuyên cũng là nguy cơ gây hại cho phổi, vì thế hãy hạn chế các món chiên rán nướng có khói, thay vào đó hãy nên hấp luộc để giảm thiểu việc hít khói bếp do dầu ăn bốc lên.

Nên bật máy hút mùi thường xuyên trong quá trình chiên xào có dầu mỡ, đồng thời thay máy hút mùi trong vòng từ 5-7 năm để đảm bảo chức năng của máy vẫn hoạt động tốt.

Gan, phổi, dạ dày nhiễm độc: Danh y chỉ các dấu hiệu và cách thải độc ai cũng nên “bỏ túi”

Mũi nổi mụn, lưỡi đỏ, da chảy dầu: Dạ dày bị nhiễm độc

Khi đỉnh mũi mọc lên nhiều mụn trứng cá, ngoài việc vùng này bị tiết dầu mạnh thì đây còn là dấu hiệu nhắc bạn dạ dày đang bị nóng quá mức và xuất hiện khả năng bị độc tố tích tụ quá nhiều sinh ra bệnh.

Nguyên nhân của dạ dày nhiễm độc đa số đều xuất phát từ lý do ăn uống. Người nào ăn uống thiếu điều độ, không chừng mực đều ít nhiều mắc chứng dạ dày. Nếu kèm theo thức đêm và ăn uống sinh nhiệt thì chắc chắn sẽ khiến dạ dày bị nhiễm độc.

Ngoài các dấu hiệu trên, khi dạ dày nhiễm độc còn khiến cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu, hôi miệng hoặc lưỡi đỏ, táo bón, lợi nướu sưng và một số các triệu chứng liên quan khác.

Giải pháp:

1. Vỗ ngoài da để giải độc dạ dày

Bạn dùng bàn tay, vỗ nhẹ từ vùng xương đòn, xuống ngực, vùng bụng, hai chân phía trước gõ đến mắt cá chân. Đây là một trong những cách thải độc dạ dày đơn giản, có thể thực hiện khi rảnh rỗi (chỉ tránh làm ngay sau bữa ăn). Dùng lực mạnh một chút để bạn cảm thấy hơi đau. Chỗ nào đau nhiều thì vỗ nhiều hơn, để giúp dạ dày hoạt động và thải độc thuận lợi.

2. Hãy giảm gánh nặng cho dạ dày

Thay vì ăn uống tùy tiện, bạn nên dành một chút thời gian quan tâm đến bữa ăn hàng ngày của mình. Đừng bao giờ nên ăn uống quá nhiều. Ăn quá no không phải là cách chăm sóc dạ dày hay sức khỏe của bạn.

Nên hạn chế ăn đồ ăn lạnh, socola và các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Duy trì việc đi ngủ đúng giờ, không thức quá khuya, giữ tâm trạng thoải mái là cách chăm sóc dạ dày hiệu quả nhất.

3. Ăn cháo đậu đỏ lúa mạch

Khi dạ dày tiêu hóa kém sẽ có biểu hiện nóng trong, đại tiện khó khăn, phân kém, da ra nhiều mồ hôi dầu và mọc nhiều mụn. Trong tình trạng này, bạn nên nấu món cháo đậu đỏ lúa mạch để ăn.

Món cháo được nấu từ nguyên liệu đậu đỏ, lúa mạch, thêm chút khiếm thực (hạt hoa súng) có tác dụng thanh nhiệt, giải ẩm, lợi tiểu. Phù hợp với những người gặp rắc rối ở hệ tiêu hóa, mùa hè hoặc khi trời mưa thì nên ăn thường xuyên.

Gan, phổi, dạ dày nhiễm độc: Danh y chỉ các dấu hiệu và cách thải độc ai cũng nên “bỏ túi”

Từ 7-9h sáng là thời gian vàng trong việc chăm sóc dạ dày. Đông y còn gọi đây là giờ thực (tức là giờ để ăn uống) vì thế, trong khung giờ này bạn nên dành thời gian để ăn sáng – bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.

Bữa ăn sáng hoàn hảo để chăm sóc dạ dày chính là ăn các món nóng ấm, như các loại cháo hay bún phở mì miến. Đậu nành, sữa là những món không nên thiếu trong bữa sáng. Nếu ăn đồ quá lạnh hoặc quá nhiều dầu mỡ trong bữa sáng sẽ làm triệt tiêu một ngày tốt lành nhất của dạ dày.

Video: Cơ trưởng người Việt – 20 năm để tìm thấy chuyến đi lớn nhất cuộc đời

Theo Soha

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook