Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:55

Người bệnh bắt đầu điều trị ARV cần được tái khám và phát thuốc định kỳ, thăm khám thường xuyên trong giai đoạn đầu để được tư vấn, hỗ trợ tuân thủ và theo dõi tác dụng phụ khi bắt đầu điều trị.

Theo dõi điều trị ARV

– Người bệnh bắt đầu điều trị ARV cần được tái khám và phát thuốc định kỳ

– Thăm khám thường xuyên trong giai đoạn đầu để được tư vấn, hỗ trợ tuân thủ và

theo dõi tác dụng phụ khi bắt đầu điều trị.

– Khi người bệnh tuân thủ và dung nạp thuốc tốt, các triệu chứng lâm sàng được cải thiện, thời gian giữa các lần tái khám và phát thuốc là 1 tháng, một số trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt có diễn biến lâm sàng, tuân thủ tốt thì thời gian giữa các lần tái khám có thể 2 tháng và do nhóm điều trị quyết định, một số trường hợp cần theo dõi thường xuyên hơn tại cơ sở điều trị nếu người bệnh có các nhiễm trùng cơ hội 47 mới xuất hiện, có tác dụng phụ của thuốc hoặc phải thay thuốc, và khi người bệnh tuân thủ kém.

– Mỗi lần tái khám, người bệnh được đánh giá tiến triển lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết, cung cấp tư vấn và hỗ trợ cần thiết. Các thông tin đều phải được ghi lại trong bệnh án và sổ khám bệnh của phòng khám

Theo dõi tiến triển lâm sàng

Mỗi lần tái khám, người bệnh cần được đánh giá tiến triển lâm sàng, phát hiện và xử trí các tác dụng phụ hoặc các nhiễm trùng cơ hội mới, cụ thể:

– Theo dõi cân nặng, nhiệt độ, mạch, huyết áp và khả năng vận động.

– Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến tác dụng phụ của thuốc

– Phát hiện các nhiễm trùng cơ hội mới, tái phát; phân biệt nguyên nhân phục hồi miễn dịch hay thất bại điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

– Đánh giá lại giai đoạn lâm sàng. Ngừng điều trị ARV, điều trị hỗ trợ và theo dõi xét nghiệm. Điều trị ARV lại với thuốc ít nguy cơ gây viêm tuỵ cấp như AZT, TDF, ABC.

– Đánh giá khả năng mang thai để thay thuốc ARV khi cần (không dùng efavirenz cho phụ nữ có thai trong 12 tuần đầu của thai kỳ)

Các dấu hiệu lâm sàng chứng tỏ người bệnh đáp ứng với điều trị ARV:

– Tăng cân, thèm ăn trở lại và ăn ngon miệng, chức năng vận động tốt hơn

– Hết các dấu hiệu liên quan đến các nhiễm trùng cơ hội và bệnh lý liên quan đến HIV

Theo dõi xét nghiệm

Ghi chú:

– Khi theo dõi điều trị nếu người bệnh có biểu hiện bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Theo dõi sự tuân thủ điều trị:

Đánh giá lại về sự tuân thủ điều trị trong tất cả các lần tái khám

– Đánh giá tuân thủ dựa trên đếm số thuốc còn lại, tự báo cáo của bệnh nhân, sổ nhỏ tự ghi, báo cáo của người hỗ trợ điều trị (nếu có) và đánh giá về diễn biến lâm sàng và xét nghiệm.

– Kiểm tra lại cách dùng thuốc, cách xử trí khi quên uống thuốc.

Nếu người bệnh tuân thủ không tốt, tìm hiểu lý do. Người bệnh cần được tư vấn về cách khắc phục các rào cản tuân thủ và nhận được sự hỗ trợ kịp thời đảm bảo sự tuân thủ tốt.

Hướng dẫn khi người bệnh quên uống thuốc:

Khi phát hiện ra quên uống thuốc theo lịch, người bệnh phải uống ngay liều thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ:

– Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn trên 4 tiếng, uống liều đó vào đúng thời gian theo lịch như bình thường.

– Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 tiếng, KHÔNG ĐƯỢC uống liều kế tiếp theo lịch cũ mà phải đợi trên 4 tiếng mới được uống.

– Nếu quên hơn 2 liều trong một tuần, người bệnh phải báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn

Yhocvn.net(Theo Pasteur HCM)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook