Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ bắt cóc, giết trẻ em khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng đau xót và lo lắng. Chưa bao giờ tình trạng bắt cóc trẻ em lại diễn ra nhiều với hình thức vô cùng man rợ như thời gian hiện nay. Nó như dóng lên một hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh để tâm hơn đến con em mình.
Những vụ bắt cóc trẻ em luôn ngấm ngầm xảy ra từ trước đến nay luôn để lại một nỗi đau dai dẳng cho những gia đình có con bị mất tích. Có khi nó hoạt động thường xuyên, nhưng cũng có khi lại im ắng như không, khiến cho mọi người bỗng chốc chủ quan rằng sẽ “chẳng có bắt đâu” để rồi lại phải nhận hậu quả đau buồn.
Những kẻ bắt cóc trẻ em là những kẻ man rợ và không có tình người, còn hậu quả của nó là vô cùng đau đớn khi các em bị bán sang Trung Quốc, bị lấy nội tạng, có trường hợp tìm thấy con, nhưng đó chỉ còn là cái xác.
Nói đến đây phải kể đến trường hợp đau lòng của bé Nô (6 tuổi) ở Quảng Bình, bị mất tích vào ngày 3/7, gia đình nghi bé bị bắt cóc đã báo công an và nhờ cộng đồng mạng chia sẻ để tìm bé. 5 ngày sau gia đình tìm được bé, nhưng bé đã qua đời và đang phân hủy mạnh dưới dòng nước sâu lạnh lẽo cùng với hơn 20 nhát dao vào ngực. Còn từ nào để diễn tả được sự đau đớn sót thương cho bé và gia đình.
Trường hợp đau lòng của bé Nô bỗng như một hồi chuông dóng lên đối với mọi người hãy tỉnh giấc, cảnh tỉnh đi và bảo vệ lấy con em mình trước nạn bắt cóc.
Trường hợp đau lòng của cháu bé ở Quảng Bình vẫn chưa khiến dư luận nguôi ngoai (Ảnh Internet).
Trường hợp của cậu bé 6 tuổi ở Quảng Bình chưa kịp nguôi ngoai thì mới đây trên mạng xã hội có lan truyền nhau một đoạn clip ngắn quay lại cảnh người mẹ cùng nhiều người vừa khóc ngất vừa hất những hòn đá ra khỏi người một cậu bé tầm 5- 6 tuổi đang im lìm bất động trong thùng xốp.
Hình ảnh người mẹ đang hất từng viên đá khỏi thi thể con trai mình bị ướp trong thùng xốp ở Trung Quốc đang được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ.
Xem Video:
Theo thông tin chia sẻ từ người đăng tải thì đây là “Clip quay lại cảnh tượng bắt cóc trẻ con xong ướp đá chuẩn bị mổ lấy nội tạng ở Trung Quốc, nhưng chưa kịp giao dịch thì cơ quan điều tra phát hiện”. Hơn mấy chục xác bé trai, bé gái các tỉnh miền núi và đồng bằng bị ướp đá trong thùng xốp.
Hiện tại clip này chưa được xác định thực hư như thế nào, nhưng cũng đang gây hoang mang cho nhiều người nhất là những bậc phụ huynh có con nhỏ. Cho thấy những hình thức và mục đích bắt con của những kẻ buôn người ngày càng man rợ, và liều lĩnh.
Dù clip kia là đúng hay sai thì nó cũng như một lời cảnh báo với chúng ta rằng: Con em chúng ta có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, vậy nên hãy chú tâm, trông chừng con em mình kỹ càng hơn trước nạn bắt cóc trẻ em hiện nay trước khi mọi chuyện đã quá muộn.
Một số lưu ý dành cho các bậc phụ huynh để bảo vệ con mình
– Để phòng, chống nạn bắt cóc, các bậc cha mẹ nên đề cao cảnh giác, không nên đưa thông tin quá chi tiết về con và gia đình lên mạng xã hội, không nên cho con đi chơi ở những nơi vắng vẻ. Khi chở con ở lứa tuổi mẫu giáo đi ngoài đường bằng xe máy nên đeo đai an toàn cho bé, loại đai buộc bé vào người cha, mẹ.
– Nên gắn đủ hai gương cho xe máy, đi chậm và liên tục quan sát qua gương xem có đối tượng nào khả nghi không, nếu thấy nguy hiểm cần dừng xe lại ở chỗ đông người. Nên thường xuyên trao đổi, phối hợp với nhà trường, thầy cô giáo trong quản lý các con ở trường, nắm chắc các mối quan hệ bạn bè của con, nhắc nhở con cảnh giác với những hiện tượng, tình huống bất lợi và đặc biệt chú trọng việc trau dồi những kỹ năng sống phù hợp lứa tuổi của con.
– Đặc tính của con trẻ là ngây thơ, dễ tin người nên rất dễ bị kẻ xấu dụ dỗ, lừa gạt. Bởi vậy, khi con bước sang tuổi thứ 3, cha mẹ nên dạy con học thuộc thông tin liên lạc của gia đình như: tên, số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà. Nên thường xuyên đặt ra những tình huống “thử thách” rồi lắng nghe cách giải quyết của bé, sau đó hướng dẫn con ứng phó hợp lý nhất. Ví như khi bị lạc bố mẹ ở siêu thị, công viên, khu vui chơi thì con phải làm gì? Khi người lạ chủ động bắt chuyện, giới thiệu là bạn của bố mẹ, rủ đi chơi, con có nên nhận lời không?…
– Cha mẹ nên dạy con về những “người lạ an toàn” có thể tin tưởng, nhờ cậy giúp đỡ khi cần, đó là cảnh sát giao thông, công an, bộ đội, bảo vệ, nhân viên bán hàng trong siêu thị. Đối với “người lạ không an toàn” thì khuyên bé nên tránh trò chuyện khi không có cha mẹ ở bên, đặc biệt phải cương quyết không đi theo và từ chối những món quà tặng đầy hấp dẫn. Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng các đối tượng bắt cóc thường dùng chiêu dụ dỗ, mua chuộc trẻ thông qua đồ chơi, bánh kẹo… đã được tẩm thuốc mê gây mất lý trí khi ngửi hoặc ăn phải, rất nguy hiểm nếu trẻ nhận chúng. Ngay cả những lời gạ gẫm nhờ giúp đỡ cũng khuyên trẻ phải cảnh giác. Cha mẹ nên phân tích cho trẻ hiểu rằng nếu thật sự cần giúp, họ sẽ tìm đến người lớn hơn chứ không phải là trẻ em.
– Dạy trẻ hét thật to khi cảm thấy không an toàn để có thể nhận lại sự trợ giúp từ mọi người xung quanh. Nếu chẳng may bị lạc, hãy hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh, sau đó nhớ những lời căn dặn trước đó của cha mẹ, tìm tới những “người lạ an toàn” để sớm liên lạc được với người thân. Nếu bị khống chế, trẻ có thể vùng vẫy, cắn, cấu véo, đạp vào chân, tay, đầu gối, vùng nhạy cảm của kẻ xấu. Bên cạnh đó, phụ huynh nên cho trẻ xem những video phóng sự, clip mô phỏng các tình huống thiếu an toàn mà trẻ gặp phải khi không đi cùng bố mẹ mình. Sau đó, cha mẹ có thể khơi gợi để con chọn phương án giải quyết, đồng thời giải đáp những thắc mắc của trẻ nhằm giúp con hình thành ý thức phòng vệ, phản kháng trong những tình huống tương tự có thể xảy đến.
– Nếu con em bị bắt cóc, phụ huynh cần tránh tuyệt vọng, nôn nóng, hãy khẩn trương nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, mật báo với cơ quan công an qua số điện thoại đường dây nóng 113 nếu không sẽ gây nguy hiểm cho chính con em mình và khó khăn cho công tác điều tra, truy bắt thủ phạm, giải cứu cháu bé. Một số trường hợp vì quá lo sợ sự đe dọa của đối tượng đã không khai báo hoặc báo chậm, thiếu hợp tác với cơ quan công an nên đã phải trả giá đắt.
TH
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.