Chủ Nhật, 29/05/2016 | 16:20

Đây là thông tin được TS Nguyễn Ngô Quang, Cục phó Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) đưa ra tại cuộc họp báo sau lễ ký bản ghi nhớ hợp tác về chương trình đào tạo liên tục một số bệnh lý tim mạch năm 2016, diễn ra sáng ngày 29/5.

Chương trình nhấn mạnh tính thực hành và áp dụng lâm sàng cho các bác sỹ chuyên ngành về một số bệnh lý tim mạch, vớisự tham gia giảng dạy của các giáo sư, tiến sĩ, bác sỹ chuyên môn chuyên về lĩnh vực về tim mạch hiện nay.

Bác sĩ sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề nếu trong 2 năm, không thực hiện đào tạo liên tục đủ 48 tiết để cập nhật những kiến thức chuyên ngành để hành nghề tốt hơn, theo quy định tại Thông tư 25 do Bộ Y tế ban hành từ năm 2013.

Sở dĩ cho dến nay, quy định này vẫn có độ trễ thi hành vì tiến độ cấp chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ còn chậm, nhưng trong vài năm tới, quy định sẽ được Bộ Y tế thực hiện gắt gao.

Thực tế đã có rất nhiều những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra trong ngành y tế chỉ vì bác sĩ không chịu cập nhật kiến thức thường xuyên. Điển hình là vụ một nữ sinh gặp tai nạn giao thông bị buộc phải cắt chân “oan” do bác sĩ ở BVĐa khoa huyện Cư Kuin (Đắk Lắk)tắc trách và không được cập nhật kiến thức mới qua đào tạo liên tục.

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, trong các bệnh không lây nhiễm thì tim mạch là bệnh có nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Trong 6 năm đào tạo trong các trường đại học, lượng kiến thức để các bác sĩ hành nghề không đủ mà các bác sĩ phải thường xuyên cập nhật thêm trong quá trình hành nghề.

Cho rằng tay nghề thực hành của các bác sĩ ở ta gần đây rất “có vấn đề”, GS.TS Đặng Vạn Phước, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cũng khẳng định tầm quan trọng của việc đào tạo liên tục: “Ở các nước, tôi chưa bao giờ thấy họ hạ thấp đầu vào khi tuyển sinh vào các trường đại học y khoa. Tuy vậy, họ cũng rất coi trọng đào tạo liên tục”.

Trần Ngọc Kha

Nguồn: Đại đoàn kết

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook