Dù bạn có mê đậu phụ, mướp đắng, nho hay tôm khô đến thế nào thì cũng nên hạn chế ăn hoặc phải tìm nguồn đảm bảo nhé. Miến, bún, bánh phở
Các loại thực phẩm này có màu trong hơn bình thường là do người sản xuất đã dùng một số hóa chất tẩy trắng trong quá trình chế biến. Nếu miến, bún, bánh phở để qua đêm ở nhiệt độ thường mà không bị ôi, thiu là do người sản xuất đã cho thêm chất bảo quản (chủ yếu là phoóc môn) khi chế biến. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể ăn các loại bún, bánh phở khô bán trong siêu thị hoặc tự làm.
1. Đậu phụ
Đậu phụ giàu protein, canxi. Tuy nhiên loại thực phẩm này lại có quá nhiều “tiếng xấu” trong việc được làm từ thạch cao xây dựng, bột chua…
2. Cà chua
Để cà chua chín đều, đẹp thì người trồng hay sử dụng các loại thuốc ủ chín hoa quả. Chính vì vậy, chọn những trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng thì sẽ an toàn hơn. Hoặc bạn có thể cho vào túi cà chua xanh vài quả táo để giúp cà chua chín nhanh hơn.
3. Cần tây
Trung bình, có tới 64 loại chất độc khó có thể được rửa trôi ở cần tây. Về cơ bản, rễ cần tây hấp thu cực tốt chất lỏng từ lòng đất, nhưng cũng thông qua cơ chế đó, các độc tố cũng dễ dàng được đưa vào thân rau. Nên hạn chế ăn loại rau này.
4. Giá đỗ
Nếu thân giá trắng, to, mập, giòn và hầu như không có rễ là những loại giá đỗ đã dùng chất tích nước và diệt phần rễ khi ngâm ủ. Những loại giá đỗ này, mặc dù chứa nhiều hóa chất độc hại nhưng lại rất hấp dẫn người tiêu dùng.
5. Khoai tây
Ngay từ giai đoạn thúc mầm, khoai tây đã được phun rất nhiều hóa chất để ngăn chặn sâu bọ hủy hoại phần mầm còn non và mềm. Phần đất xung quanh nơi trồng khoai cũng được rải hóa chất để ngăn các loại cây khác mọc chiếm chỗ. Quá trình tích lũy chất độc hại ngay từ ban đầu khiến khoai tây dễ nhiễm độc sâu từ cốt lõi.
6. Mướp đắng
Mướp đắng là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vì nó mát và bổ. Hơn nữa nhiều người còn dùng nó như một loại thực phẩm chức năng để chữa bệnh. Nhưng mướp đắng cũng đã bị “vạch mặt” là loại quả chứa nhiều thuốc bảo vệ thực phẩm, chất k.í.c.h t.h.í.c.h do người trồng hám lợi để phun vào quả để thu lời.
7. Táo
Thuốc trừ sâu phun trong quá trình trồng cực kỳ dễ bám vào vỏ táo và có thể ngấm sâu vào phẩn ruột táo bên trong. Nếu muốn ăn táo, hãy rửa thật kỹ lưỡng và gọt vỏ thật sâu trước khi ăn để giảm thiểu tối đa việc nhiễm độc.
8. Đào
Đào chỉ đứng sau cần tây về mức độ các chất độc khó rửa trôi bám trên vỏ.
9. Dâu tây
Dâu tây là một trong những loại quả được phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nhiều nhất thế giới. Một số người còn đùa vui rằng dâu tây tự bản thân chúng đã có thể làm thuốc trừ sâu, bởi mức độ độc hại của nó đến… sâu cũng không chịu nổi.
10. Nho
Một quả nho duy nhất cũng có thể cho kết quả dương tính với 15 loại hóa chất khác nhau.
11. Lê
Lớp vỏ mỏng manh của lê không có nhiều tác dụng ngăn chặn các hóa chất thấm vào ruột quả. Chính vì vậy, lê khá độc.
12. Thịt heo
Nếu bạn nhìn thấy thịt chủ yếu là nạc mà hầu như không có thịt mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò, đó là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid.
13. Tôm
Vì lợi nhuận nhiều gian thương cũng đã tẩm phẩm màu có chứa hóa chất “biến” tôm thối thành tôm khô bắt mắt, thu hút người mua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Để nước nấu cháo ngon ngọt, bạn nên dùng đầu tôm, vỏ tôm hơn là ninh nước tôm khô.
14. Mực đông lạnh
Nhiều chị em nội trợ mong muốn mua được món mực tươi ngon về cải thiện bữa ăn cho con mà không biết rằng người bán hàng đã phù phép mực ôi thối sau khi ngâm hóa chất công nghiệp sẽ bị “bào mòn” một nửa, từ màu đen xám và bốc mùi, mực trở nên trắng, giòn trước khi đưa ra thị trường. Xét về các loại hải sản, bạn nên chọn mua hải sản tươi cho con là tốt nhất.
Video: 10 loại thực phẩm thường gặp nhưng rất độc
Theo Mimi/Ngoisao
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.