Thứ Sáu, 14/02/2020 | 17:51

Covid-19: Những vấn đề mới phát sinh khi phòng dịch

Ngày 12.02.2020, có 13.436 trường hợp nhiễm bệnh. Ngày 13.02.2020, có 14.840 ca nhiễm mới virus Corona mới (nCoV) gây dịch Covid-19, tức gấp gần 10 lần so với 1 ngày trước đó là, nâng tổng số ca nhiễm virus Corona mới này ở Hồ Bắc lên 48.206.

Dịch bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19) đang diễn biến phức tạp, với hơn 65.000 ca nhiễm tính đến sáng 14-2, trong đó hơn 1.400 ca tử vong, hơn 6.600 ca khỏi bệnh. Ở nước ta đến nay có 16 ca nhiễm, trong đó 7 ca đã khỏi bệnh. Trong đó, 2 trường hợp cha con người Trung Quốc đầu tiên nhiễm virus corona ở Việt Nam vừa xuất viện sau 21 ngày cách ly, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Một số vấn đề phòng dịch Covid19

Vấn đề 1: Có thể cung cấp vitamin C để tăng đề kháng an toàn ngoài viên sủi

“Vitamin C là một vitamin quan trọng cần cho hoạt động của hệ miễn dịch, có tác dụng chống oxy hóa mạnh nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà cơ thể lấy từ nguồn thức ăn. Liều dùng vitamin C hiện nay là 75mg với nữ, 95mg với nam, khuyến cáo không nên uống quá 2,000mg (2g) vitamin C mỗi ngày.

Uống vitamin C đơn thuần không có tác dụng ngăn ngừa virus corona, vitamin C chỉ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch tốt có thể giúp chúng ta ngăn ngừa virus corona.

Tác dụng phụ của vitamin C: đau dạ dày, nôn, tiêu chảy… và nếu uống vitamin C thường xuyên sẽ có nguy cơ sỏi thận gấp đôi so với không uống, không phải chỉ có dạng sủi mới gây nguy cơ này. Tuy nhiên, vitamin C tốt nhất lấy từ rau củ quả nếu chế độ ăn hàng ngày đảm bảo thay vì uống viên vitamin C”.

Vấn đề 2: Cách phòng virus corona (Covid 19) tại gia đình, có thể tiêm hoặc uống thuốc gì để phòng bệnh?

Bệnh COVID-19 hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắcxin nên không có thuốc gì để phòng. Để tăng cường hệ miễn dịch cho gia đình đặc biệt là trẻ nhỏ trước khi quay ại trường học sau dịch bố mẹ có thể mua thuốc

Thioserin – Tăng cường khả năng miễn dịch

Broncho-Vaxom – Thuốc kích thích miễn dịch

Bổ sung Vitamin C

Và phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế: Rửa tay đúng cách, thường xuyên sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn), đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người lạ, không tiếp xúc với người hoặc người có liên quan về từ vùng dịch, tránh chỗ đông người, che mũi miệng khi ho, hắt hơi,…

Đồng thời, thực hiện việc lau chùi, vệ sinh, khử khuẩn bề mặt như nền nhà, bàn, ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm cầu thang, điện thoại dùng chung, bàn phím máy tính… hằng ngày hoặc khi bẩn. Các loại hóa chất có thể sử dụng: Xà phòng và các chất tẩy rửa thông thường khác: Vim, Javen, Microshield, Cidex, Cidezyme, nước lau nhà diệt khuẩn xả chanh… Pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đảm bảo thông gió tốt, tăng cường thông gió tự nhiên.

Vấn đề 3: Có thể dùng khẩu trang vải để thay thế các khẩu trang y tế, hoặc khẩu trang chuyên dụng không?

Đối với những ‘người lành’ đeo khẩu trang chỉ để phòng chống lây nhiễm khi chẳng may tiếp xúc với người có mang mầm bệnh thì khẩu trang vải là đủ. Chúng ta chỉ hạn chế sự lây lan qua đường hô hấp vì vậy khẩu trang vải đeo đúng cách, khi tháo ra bạn có thể cho xà phòng giặt, cẩn thận thì cho qua nước sôi rồi phơi dưới năng là có thể dùng lại.

Những người bình thường không có triệu chứng hô hấp như không ho, không hắt xì, không từ vùng bệnh, không tiếp xúc với bệnh nhân hay người thân có liên quan đến virus corona thì không cần đeo khẩu trang.

Vấn đề 4: Có trường hợp nào không có dấu hiệu sốt, ho nhưng xét nghiệm vẫn dương tính không?

Có, theo các nghiên cứu trên bệnh nhân nhiễm COVID-19 thì đúng là có trường hợp không có sốt nhưng xét nghiệm vẫn dương tính. Tùy Từng người mà biểu hiện bệnh sẽ khác nhau. Những người có mang virus nhưng triệu chứng nhẹ thì vẫn phải cách ly 14 ngày hoặc đến khi xét nghiệm trở lại âm tính để tránh lây lan cho người khác.

Vấn đề 5: Nếu có các dấu hiệu như ho, sốt thì có nên đến bệnh viện không?
Nếu bạn có yếu tố dịch tễ như đã từng đến vùng có dịch hay tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 thì nên tự chủ động đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng, đến ngay cơ sở y tế để cách ly xét nghiệm tránh lây lan cho gia đình và cộng đồng.

Nếu bạn không có yếu tố dịch tế như không đến vùng bệnh, không tiếp xúc với người nhiễm COVID – 19 hoặc nghi nhiễm thì nên đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng, sát khuẩn thường xuyên các vật dụng, không đến nơi công cộng, tự chủ động cách ly theo dõi sức khỏe của mình. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn thì đến cơ sở y tế để được khám, điều trị.

Vấn đề 6: Một số thông tin như súc miệng nước muối, ăn tỏi sống hay sử dụng các thảo dược cổ truyền sẽ giúp phòng được Covid-19. Điều này đúng không?

Việc súc miệng với dung dịch sát khuẩn 2-3 lần/ ngày, dùng tỏi sống, tỏi đen hay bổ sung vitamin C trong thời gian có dịch có thể là 1 trong những biện pháp phòng ngừa các bệnh lý hô hấp. Một số thông tin lan truyền cách điều trị Covid-19 (virus corona) tự nhiên bằng việc ăn tỏi sống, sử dụng thảo dược cổ truyền, súc miệng nước muối … là chưa được kiểm chứng. Việc điều trị cho người bệnh nhiễm Covid-19 hiện nay phải tuyệt đồi tuân thủ theo khuyến cáo và phác đồ điều trị của Bộ y tế.

Vấn đề 7: Thuốc khử trùng tại các trường học ngừa dịch hiệu quả được bao nhiêu ngày? Đó là thuốc gì có độc hại với người không?

Hiện các trường sẽ làm vệ sinh, khử khuẩn với dung dịch khử khuẩn (thường dùng Cloramin B), thời gian khử khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế. Cách khử khuẩn, thời gian khử khuẩn trong các trường học đã được ngành Y tế hướng dẫn cụ thể cho các trường cụ thể: Sử dụng danh mục chế phẩm diệt khuẩn thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế tại Công văn số 490/BYT-MT ngày 6/2/2020 Khuyến cáo phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona

Vấn đề 8: Một bệnh nhân nhiễm corona có thể cho kết quả âm tính giả hay không?

Bất cứ một xét nghiệm nào cũng có độ đặc hiệu, độ nhạy, tỉ lệ dương tính và âm tính giả nhất định, do vậy để điều trị một bệnh lý, các bác sĩ sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố như: triệu chứng lâm sàng, dịch tễ, diễn tiến bệnh… chứ không phụ thuộc vào một xét nghiệm riêng biệt.

Tùy thuộc vào từng bệnh nhân với các biểu hiện về dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm… và theo các hướng dẫn của Bộ Y tế mà chúng ta có chiến lược điều trị và theo dõi phù hợp.

Vấn đề 9: Trong thời tiết hiện nay, độ ẩm cao, đối tượng nào dễ mắc bệnh nhất?

Thời tiết lạnh, độ ẩm cao giúp virus tồn tại lâu hơn ngoài môi trường. Đối tượng dễ mắc bệnh: người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính và người suy giảm miễn dịch. Dấu hiệu sớm của người nhiễm COVID-19 là sốt (98%: 98 người có triệu chứng sốt trong tổng số 100 người nhiễm COVID-19), ho (76%)…

Vấn đề 10: Bệnh Covid-19 có thể được lây lan khi đi ngoài đường không? Sau khi trở về virus corona có bám được trên quần áo không, có cần để riêng quần áo khoác ngoài không? Virus corona có lơ lửng trên không khí không?

Đường lây chính thức của COVID-19 là qua giọt bắn của người bệnh và qua tiếp xúc với các bề mặt, dụng cụ có chứa dịch tiết mũi họng của người bệnh; không lây qua đường bụi khí, do vậy không lơ lửng trong không khí. Tuy nhiên nếu quần áo có phơi nhiễm với giọt bắn của người bị bệnh thì vẫn có nguy cơ lây bệnh.

Vấn đề 11: Nhiễm virus Covid-19 rồi, bệnh nhân có thể bị nhiễm lại không?

Chưa có báo cáo khoa học nào về người đã nhiễm COVID-19 (corona virus) bị nhiễm bệnh lại.

Vấn đề 12: Người trở về từ vùng dịch, không có biểu hiện gì thì có phải đi xét nghiệm không?

Dù không có biểu hiện, người về từ vùng dịch sẽ được theo dõi và cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong 14 ngày nếu trong giai đoạn này có triệu chứng bệnh thì sẽ được làm xét nghiệm chẩn đoán.

Chỉ định xét nghiệm PCR dịch mũi họng dựa vào việc xác định các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh dựa trên quyết định sốt 322/QĐ-BYT: Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng và có yếu tố dịch tễ gợi ý

Vấn đề 13: Các lô hàng nhập từ Trung Quốc liệu có thể là nơi chứa mầm bệnh Covid-19 không? Làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm nếu có?

Bệnh Covid-19 lây nhiễm qua đường hô hấp và đường tiếp xúc. Do đó lo hàng nhập về từ vùng dịch hoàn toàn có thể là nơi chứa mầm bệnh. khi bạn tiếp xúc lô hàng nếu có virus trên bề mặt, bạn có thể nhiễm bệnh nếu tay bạn chạm mắt, mũi, miệng… Thời gian virus tồn tại trong môi trường khoảng 3 ngày tùy theo điều kiện thời tiết.

Để phòng ngừa lây nhiễm virus corona tốt nhất bạn nên đeo khẩu trang, mang găng tay và tháo găng tay khi tiếp xúc lô hàng bỏ vào xọt rác, rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng. Lưu ý đeo và tháo khẩu trang đúng cách.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook