Điều người già mong mỏi nhất có lẽ là những năm tháng còn lại được sống quây quần bên con cháu, nhưng không phải ai cũng có may mắn đó.
Cứ sáng sớm, ông Tam 70 tuổi lại đi đi lại lại trong xóm. Kể từ khi vợ mất, ngôi nhà chỉ còn lại mình ông. Hai người con của ông mấy năm trước đều đã lập gia đình. Cứ tưởng nhờ cậy được con cái lúc tuổi già, nhưng không ngờ từ khi hai đứa nó lấy vợ, không đứa nào chịu về thăm ông lấy một lần.
Hôm ấy, ông đi ra đến cổng làng lại quay lại, cứ đi lại như thế không biết bao nhiêu lượt rồi. Kỳ thực ông định qua nhà con trai xin bát cơm, nhưng ông lại ngại không dám đến, quả thật ông không dám mở mồm nói với con trai.
Ông đến nhà người con trai cả, nhìn thấy cả nhà đang ngồi ăn cơm ở sân. Ông bèn hắng giọng: “Cả nhà ăn cơm à!” Con trai ông quay đầu lại: “Ai dà! Ba sao lại đến đây vậy?” ông Tam không trả lời, chỉ lặng lẽ đi đẩy cổng rồi đi vào.
“Ba, không ở nhà mà đến đây làm gì cho xa xôi.” Con dâu ông lấy cho ông một cái ghế để ông ngồi xuống: “Ba, chắc ba chưa ăn, con xới cho ba bát cơn nhé.” “Ừ!” ông Tam gật gật đầu.
Con trai ông nói: “Làm gì còn cơm nữa, ba đến không nói với bọn con một tiếng, nấu có hai chén gạo, nhà con ăn hết một nửa rồi.” Con dâu nghe vậy, nhéo đùi chồng một cái ra dấu. Anh ta phẩy tay đi rồi quay lại nói với vợ: “Ba là người nhà chứ có phải người ngoài đâu mà phải khách sáo, hết cơm rồi thì bảo ba một tiếng chứ sao?” Ông Tam nghe vậy không nói năng gì, ông thấy sống mũi cay cay rồi lặng người một hồi, ông quyết định đứng dậy ra về.
Khoảng giữa trưa, ông đến cửa hàng cậu con trai thứ hai, ông đói quá vừa vào đến cửa liền nói: “Con à, cho ba xin bát cơm.” Cậu con trai thứ hai đang cười nói, khi nghe ba mình đến xin cơm thì mặt bắt đầu xầm lại. “Ba, lại như vậy rồi. Nhà có ruộng ba không chịu cấy, lại lặn lội xa xôi đến đây xin ăn. Ba về tự làm lấy mà ăn đi. Cửa hàng của con ngày ngày thua lỗ, ba muốn ăn thì đưa tiền đây.“
Khóe mắt ông bỗng nhiên ươn ướt, cái cửa hàng này là ông giúp cậu con trai mà gây dựng lên. Giờ một bát cơm nó cũng không cho. Ông khua khua tay rồi quay người đi. Chập tối ông về đến nhà vừa bước vào cửa thì khụy xuống, đầu choáng váng muốn ngất. Ông ngồi ngoài hiên nhà, bụng sôi lên vì đói, cả đời ông lam lũ nuôi con, giờ ông lại phải chịu cảnh này đây. Nước mắt rơi xuống ướt ngực áo ông, ông ngước mắt nhìn lên trời, rồi cứ thế lặng lẽ khóc, lặng lẽ nhìn trời cả đêm hôm đó.
Ngày hôm sau, ông không đi xin cơm nữa. Ông ấy chặt vài cây tre về chẻ lạt rồi đan thành mấy cái rổ mang lên thị trấn bán, dù sao cũng kiếm được miếng cơm qua ngày. Buổi tối ông không quay về làng mà ngủ luôn ở vệ đường ngày hôm sau bán tiếp.
Hôm đó, trời mưa phùn lất phất, cả ngày ông không bán được cái rổ nào. Trời bắt đã loạng choạng tối, khi ông bắt đầu thu dọn đồ thì trông thấy một cậu thanh niên từ đâu bước đến, chiếc áo sơ mi của cậu loang lổ máu. Cậu thanh niên giọng yếu ớt “Bác ơi…” chỉ nói được đến đấy, cậu ta lập tức ngất đi.
Lúc ấy chỉ còn một số người ở chợ họ đều nói không muốn liên quan, cậu thanh niên này mặt mũi dữ tợn lại xăm mình. Mọi người cho rằng đây là một vụ đánh nhau, “thanh toán xã hội” sợ bị liên lụy. Nhưng ông Tam vốn người lương thiện, thấy người gặp nguy nan không thể không cứu. Ông liền nhờ mấy người thanh niên trong chợ nhưng họ đều dửng dưng, chỉ có mỗi anh câm hay ngồi bán tăm đầu chợ là đồng ý giúp đỡ. Hai người nặng nhọc khiêng cậu thanh niên lạ mặt tới bệnh viện thị trấn.
Sau khi đến nơi, các bác sĩ nhanh chóng sơ cứu vết thương cho chàng thanh niên. Ông nói nếu chậm một chút nữa thì anh ta xong rồi, mất máu quá nhiều. Hai ngày sau người thanh niên tỉnh lại. Sau khi tỉnh lại, anh ta không khỏi biết ơn hai người lạ mặt đã cứu giúp mình. Họ nói chuyện một, ông biết người thanh niên này tên là Lâm, là chủ một cửa hàng bán gỗ trong thị trấn. Hôm đó đi đường núi, anh ta gặp tai nạn nhưng đường heo hút không có ai, anh ta khó nhọc lắm mới lết đến được chợ. May hôm đó gặp được hai người, nếu không anh ấy tiêu rồi…
Anh Lâm tỏ ý muốn biếu ông Tam và người câm kia một số tiền hậu tạ. Nhưng cả hai người đều từ chối nhận, họ nghĩ rằng không nên lợi dụng lòng tốt của người ta, cứu người lúc nguy nan là điều nên làm. Cảm phục trước tấm lòng của hai người, anh Lâm vẫn thường xuyên qua chợ mua hoa quả và mua đồ ủng hộ họ.
Một ngày, anh lái xe qua chợ. Trong thấy ông Tam đang ngồi bán hàng. Hôm ấy trời lạnh, ông Tam chỉ mặc độc một chiếc áo mỏng, ngồi co ro rét run, bên cạnh là hai cái bánh mì. Ông ngồi xoa xoa tay, hy vọng có chút hơi ấm. Anh Lâm nhìn mà thấy nghẹn ngào. Bèn xuống xe, nói chuyện với ông, ngỏ ý muốn ông cùng về nhà anh sống. Cha mẹ anh mất sớm, thời gian tiếp xúc với ông thấy ông là người chân thật, lương thiện rất giống cha mình, anh muốn nhận ông là cha nuôi. Ông Tam thấy vậy không dám đồng ý, nhưng bởi anh Lâm rất chân thành, nên ông cũng đồng thuận. Sang ở mấy ngày, anh đối xử với ông rất tốt, cả cô vợ của anh cũng rất lễ phép bởi cô biết ông là ân nhân của chồng mình.
Ngay sau đó, hai người con trai của ông nghe người trong thôn nói ông giờ có một người con nuôi giàu có, bèn hỏi thăm địa chỉ rồi mua một ít quà đến thăm ông. Cả hai ngọt sớt hỏi han, ông hiểu ý đồ của hai đứa con bất hiếu này “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Ông quyết không nhận mấy thứ đồ kia và mời chúng lập tức ra khỏi cửa.
Ông Tam tuy không có được những đứa con thảo hiền nhưng bù lại tấm lòng lương thiện của ông đã giúp ông nhận được phúc báo. Người xưa thường nói “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, câu nói ấy cho đến muôn đời nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.
Video: Chỉ Bố Và Con Gái Mới Hiểu
Thiếu Kỳ
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.