Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:59

Bệnh quai bị là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi-rút gây nên. Bệnh dễ lan truyền từ người này sang người khác

Bệnh quai bị là gì?         

Bệnh quai bị là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây nên. Bệnh dễ lan truyền từ người này sang người khác một cách dễ dàng và thường xảy ra vào mùa đông xuân.

Bệnh lây truyền như thế nào?

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với nước bọt, hoặc các chất tiết ra từ mũi họng của người bệnh

Một người bị quai bị có khả năng lây truyền vi-rút 3 ngày trước khi có biểu hiện bệnh (trước khi tuyến nước bọt bị sưng) và khoảng 9 ngày sau khi khởi phát bệnh

Thời gian ủ bệnh (thời gian từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh đến khi khởi phát bệnh) là 12 đến 25 ngày.

Đối tượng dễ mắc bệnh quai bị

Tất cả những ai chưa từng bị quai bị lúc còn bé hoặc chưa được tiêm phòng vắc-xin ngừa quai bị đều có khả năng bị nhiễm bệnh. Triệu chứng thường xuất hiện bắt đầu từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 21 sau khi nhiễm trùng.

Đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất là trẻ em tuổi từ 10 đến 15 tuổi

Các triệu chứng của bệnh:

Những triệu chứng xuất hiện rất sớm ngay cả trước khi các tuyến nước bọt bắt đầu sưng lên. Bệnh nhân mắc bệnh quai bị sẽ cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, mất vị giác, và thông thường nhất là sốt và chứng đau đầu.

Biểu hiện bệnh nhân thường gặp

– Dấu hiệu nhiễm trùng: Sốt cao, có thể lên đến 400C, khô miệng, nuốt đau, nhức đầu.

– Sưng to tuyến nước bọt vùng dưới hàm ở 1 bên hoặc cả 2 bên.

– Ở các trẻ vị thành niên có thể có sưng căng và đau tinh hoàn 1 bên hoặc 2 bên.

Bệnh tiến triển và tự khỏi trong vòng 10 ngày (nếu không có biến chứng).

Các xét nghiệm cần thiết

Các bác sĩ điều trị có thể cho làm các xét nghiệm bệnh quai bị thông qua mẫu quệt họng, mẫu nước tiểu, hoặc xét nghiệm trên da. Đôi khi có thể cho thử máu

Phương pháp điều trị bệnh quai bị

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với quai bị. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng bệnh nhân.

– Cho bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối (nhất là khi có biến chứng sưng tinh hoàn)

– Dùng thuốc hạ sốt giảm đau như Paracetamol, Aspirine.

– Súc miệng nước muối

– Cho bệnh nhân ăn chế độ ăn lỏng và nhẹ, uống nhiều nước, tránh sử dụng các thức ăn, nước uống có vị chua.

– Chườm ấm hoặc chườm mát vùng góc hàm để giảm đau và giảm sưng tuyến nước bọt. Có thể dùng bài thuốc nam sau đây để bôi tại chỗ: hạt gấc đập bỏ vỏ ngoài, giã nhuyễn, ngâm với rượu trắng bôi tại vùng má bị sưng 4 – 5 lần/ngày.

Vì quai bị là một bệnh nhiễm vi-rút nên không có chỉ định dùng kháng sinh nếu không có ý kiến của thầy thuốc.

yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook