Thứ Sáu, 16/11/2018 | 09:47

Vi sinh đông hơn nhân loại rất nhiều. Tác nhân gây nhiễm khuẩn có thể kể đến là độc tố của vi sinh, các yếu tố độc hại, sự bám dính của vi sinh và hiện tượng nhiễm virus. Khi bị nhiễm khuẩn chúng ta thường có những biểu hiện nào. thuốc nào có thể chống bệnh nhiễm khuẩn.

Biểu hiện của nhiễm khuẩn

Vi sinh đông hơn nhân loại rất nhiều, có mặt ở khắp nơi trong đất, nước, không khí. Con người thở, ăn, uống và sống giữa các vi sinh. Song chỉ một số tương đối ít các vi khuẩn, virus, Rickettsia, Chlamydia, nấm nguyên sinh, nấm hoặc động vật đơn bào, nguyên sinh là có thể gây bệnh. Hầu hết các vi sinh gây bệnh bằng cách xâm nhập vào mô, bám dính lên tế bào của người và gây bệnh, rồi xuất hiện sự nhân bội của vi sinh trong mô người, gây tác hại cho người bệnh.

Tác nhân gây nhiễm khuẩn có thể kể đến là độc tố của vi sinh, các yếu tố độc hại, sự bám dính của vi sinh và hiện tượng nhiễm virus. Khi bị nhiễm khuẩn thường có những biểu hiện như sốt và phản ứng toàn thân. Những phản ứng toàn thân gồm có biểu hiện về huyết học (như gia tăng số lượng bạch cầu, phản ứng ban bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, đông máu nội mạch rải rác và giảm lượng tiểu cầu), những biểu hiện về tim phổi (tim đập nhanh, tim đập chậm, thở sâu nhanh, nhiễm kiềm hô hấp nặng, suy hố hấp), các biểu hiện ở thận (protein niệu, suy thận, nitơ niệu, thiểu niệu), các biểu hiện ở gan (vàng da, tăng bilirabin huyết), những biểu hiện ở dạ dày (xuất huyết), những biểu hiện ở hệ thần kinh (lo âu, mê sảng, sợ hãi…) và những biểu hiện về nội tiết và chuyển hóa (tăng nội tiết tố kích thích tuyến giáp, tiêu mòn cơ v.v…).

Để chống lại những tác nhân gây nhiễm khuẩn, cơ thể người có những cơ chế miễn dịch. Đó là những chướng ngại tự nhiên, như:

+ Da nguyên vẹn thường cản trở có hiệu quả sự xâm nhập của vi sinh, song cũng có những vi sinh vẫn xâm nhập được qua lớp da nguyên vẹn bình thường.

+ Trong đường hô hấp thì vật cản không cho vi sinh xâm nhập là niêm dịch vi mao, đại thực bào phế nang và mô bào.

+ Ở đường tiêu hóa thì đó là độ pH của acid trong dạ dày, enzym tụy, mật và các chất tiết ở ruột có hoạt động kháng vi khuẩn v.v…

+ Trong đường sinh dục – niệu thì đó là chiều dài của niệu đạo (khoảng 20 cm ở nam giới), ở phụ nữ có pH acid trong âm đạo cũng có tính kháng được vi sinh gây bệnh.

Các phản ứng miễn nhiễm (đặc trưng và không đặc trưng) ở người tất nhiên là một trở ngại cho việc vi sinh xâm nhập và gây bệnh. Đó là việc sản xuất chất xitokin (cytokin) ở người; chất này gây viêm tạo ra một phản ứng cấp tính, gây sốt, tăng tổng số bạch cầu trung tính do tác động trên tủy xương là những thứ chống lại vi sinh gây bệnh. Thứ hai là việc khi bị nhiễm khuẩn thì cơ thể sinh ra các kháng thể, cũng giữ vai trò tiêu diệt các vi sinh gây bệnh.

Vai trò của vacxin

Để góp phần tao miễn dịch, người ta sử dụng các tác nhân gây miễn dịch sinh học, thể hiện chủ yếụ dưới dạng các vacxin.Vacxin là một dung dịch huyền phù chứa các vi sinh gây bệnh nhưng đã không còn khả năng gây bệnh nữa, đựợc đưa vào cơ thể người để tạo phản ứng miễn dịch và phòng bệnh nhiễm khuẩn. Hiện trên thế giới đã sản xụất được một số loại vacxin chống vi khụẩn lao, vị khuẩn gậy bệnh tả, bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, cúm, bại liệt, sởi, quai bị, cầu khuẩn màng não, dịch hạch, bệnh dại, sởi German, thương hàn, sốt vàng.

Thuốc điều trị nhiễm khuẩn

Khi bị bệnh nhiễm khuẩn, người ta có thể dùng các thuốc kháng nhiễm khuẩn đó là các THUỐC KHÁNG SINH. Có các loại như sau:

1,Thuốc kháng sinh  B-lactam gồm penicillin là nhóm kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng, tác dụng mạnh lên các vi khuẩn đang sinh sản.

Penicillin được đưa vào cơ thể, nó đến hầu hết các dịch cơ thể và các mô, tùy theo cơ quan mà nồng độ penicillin thấp hoặc cao. Penicillin có nhiều loại, việc chỉ định chúng tùy thuộc mục đích kháng lại loại vi khuẩn nào. Trong nhóm thuốc kháng sinh B-lactam còn có cephalosporin. Đó là những kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng cả đối với vi sinh Gram âm và Gram dương, khi đưa vào cơ thể nó đến hầu hết các dịch cơ thể và các mô với nồng độ đủ để trị nhiễm khuẩn. Cephalosporin được chỉ định đối với những liều dùng tùy thuộc loại vi khuẩn. Ngoài hai loại trên, trong nhóm thuốc này còn phải kể đến imipenem (là một kháng sinh hấp thụ ngoài đường tiêu hóa, tác động rất mạnh lên hầu hết các vi sinh Gram dương, Gram âm, háo khí lẫn kỵ khí), aztreonam (là một kháng sinh hấp thụ ngoài đường tiêu hóa, tác dụng rất tốt chống các trực khuẩn háo khí Gram âm kể cả p. aeruginosa) và acid clavu-lanic, sulbactam (là những thứ tuy kháng khuẩn kém nhưng ức chế sự sản xuất p-lactamase của nhiều vi khuẩn).

2, Aminoglycosid gồm streptomycin, neomycin, kanamycin, gen-tamicin, tobramycin, amikacin, netilmicin là những kháng sinh diệt khuẩn bám trên ribosom 30S và ức chế sự tổng hợp của vi khuẩn, có tác dụng chỉ với các trực – cầu khuẩn háo khí Gram âm và các tụ càu khuẩn.

3, Macrolit, Iincomycin và clindamycin có tác dụng chủ yếu là kìm khuẩn và bám vào tiểu đơn vị 50S của ribosom, do đó ngăn cản sự tổng hợp protein của vi khuẩn.

4, những kháng sinh kìm khuẩn, chống các liên cầu khuẩn tan huyết , các liên cầu khuẩn không tan huyết, các trực khuẩn Gram âm, Rickettsia, xoắn khuẩn – Mycoplasma và Chlamydia.

5, Các loại thuốc kháng sinh khác gồm cloramphenicol (là thuốc làm khuẩn, ngăn cản tổng hợp protein của vi khuẩn, chống các trực khuẩn và cầu khuẩn Gram âm, Gram dương, Rickettsia, Mycoplasma Chlamydia); vancomycin (là một kháng sinh diệt khuẩn ức chế sự tổng hợp vách tế bào, thuốc này chống được các cầu khuẩn và trực khuẩn Gram duong, kể cả các Staphylococcus aureus và s. epidermidis kháng penicillin và cephalosporin, vancomycin cũng có khả năng kìm khuẩn đối với cầu tràng khuẩn), metronidazol (là tác nhân diệt vi sinh chỉ có tác dụng đối với động vật đơn bào và những vị khuẩn thực sự kỵ khí, không có tác dụng đối với vi khuẩn háo khí và ưa ít oxy), rifampin (là một thuốc diệt khuẩn có phổ rộng chống lại hầu hết các vi sinh Gram dương và Gram âm), spectìnomycin (là một kháng sinh kìm khuẩn, ngăn cản được sự tổng hợp protein của vi khuẩn; thuốc này chủ trị lậu cầu khuẩn), nitrofurantoin (dùng điều trị hoặc phòng ngừa sự nhiễm khuẩn đường tiết niệu, chủ trị các loại Escherichia coli, Klebsiella enterobacter, tụ cầu khuẩn và cầu tràng khuẩn).

6, Quinolon gồm có acid nalidixic, cinoxacin, norfloxacin, ciprofloxacin, oílaxacin, enoxacin, pefloxacin. Đó là một thuốc diệt khuẩn và ức chí hoạt động của gyrase ADN. Các thuốc này trị được nhiển khuẩn đường tiết niệu, chống được các tụ cầu khuẩn, một số liên cầu khuẩn, song khồng trị được các vi khuẩn kỵkhí.

7, Các polipeptid gồm polymicin B, colistin và bacitracin. Đó là những kháng sinh diệt khuẩn.

8, Các sulfonamid là những kháng sinh kìm khuẩn tổng hợp có phổ rộng bao gồm hầu hết các vi sinh Gram dương và nhiều vi sinh Gram âm.

9, Trimethoprim/Sulfamethoxazol là một hỗn hợp (1/5) hai loại thuốc có tác dụng kìm khuẩn, ngăn chặn chu trình chuyển hóa acid folic của khuẩn. Cuối cùng là các THUỐC CHỐNG VIRUS. Do virus dựa hẳn vào sự chuyển hóa của tế bào để sinh sản nên thuốc cản trở sự sinh sản này cũng đồng thời cản trở các quá trình hoạt động của tế bào, nên ranh giới giữa độc hại và hiệu quả của thuốc thường rất mong manh. Do đó bệnh nhân dùng các thuốc này phải được theo dõi cẩn thận. Có các loại sau :

Amantadin dùng chủ yếu để dự phòng bệnh cúm A (không có tác dụng đối với cúm B và cúm C). Rimantadin là thuốc tương tự amantadin song ít tác dụng phụ hơn. Ribavirin chủ trị trẻ bị nhiễm nặng virus hợp bào hô hấp. Thuốc cũng có tác dụng chống virus cúm A và B, chữa sốt Lassa. Ioduxuridin có tác dụng trên ADN của cả virus lẫn tế bào người nên rất độc và chỉ dùng đắp rịt trị viêm kết – giác mạc do ecpet Vidarabin có tác dụng cản trở sự tổng hợp ADN của virus và dùng trong điều trị nhiễm virus ecpet. Thuốc này còn dùng để trị viêm não do ecpet, trị thủy đậu zona, trị nhiễm ecpet ở trẻ sơ-sinh. Trifluridin (tri-fluorothymidin) tương tự thymidin, cản ừồ sự tổng hợp ADN, dùng điều trị viêm kết – giác mạc do virus ecpet loại 1 và 2 gây ra. Acyclovir có hoạt tính ức chế polimerase của virus ADN. Thuốc này có tác dụng đối với các bệnh nhiễm ecpet ở bộ phận sinh dục, nhiễm ecpet qua niêm mạc da và qua miệng, chữa thủy đậu zona, điều trị viêm não do ecpet. Canciciovir được sử dụng giới hạn cho những bệnh nhân bị nhiễm virus cự bào nhẹ, đe dọa tính mạng hoặc thị giác. Zidovudin, trước đây có tên gọi là azidothymidin (ẠZT) có khả năng ức chế sinh sản của virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Foscamet chủ trị các bệnh nhiễm virus nặng gây ra bởi các virus ecpet không có thymidin kinase và kháng thuốc acyclovir interferon có thể có tác dụng chống nhiều virus. Có interferon a trị bệnh bạch cầu tế bào lông, bệnh sarcom Kaposi hay bệnh condilom nhọn đỉnh. Interferon a2 xịt mũi chống nhiễm virus ở phần hô hấp trên. Interferon còn có hiệu lực chống nhiễm thủy đậu zona, góp phần trị viêm gan B mạn tính bộc phát

Trên đây là sơ lược những điều cần biết về tính chất, sinh học, phòng ngừa và thuốc chống bệnh nhiễm khuẩn. Để điều trị bạn đọc nên thăm khám, tham vấn ý kiến bác sĩ cho từng loại bệnh cụ thể.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook