Chủ Nhật, 30/07/2017 | 18:30

Các cơ quan trong cơ thể càng khoẻ mạnh thì khuôn mặt bạn càng sáng đẹp hơn. Khuôn mặt có triệu chứng bất thường thì bên trong sẽ xuất hiện bệnh lý đó.

A. Các triệu chứng về các bệnh lý thường xuất hiện trên khuôn mặt bạn

Bí quyết xem ‘bản đồ’ khuôn mặt để bắt bệnh cho chính mình, hóa ra mụn mọc ở môi là do… táo bón

Các khu vực nội tạng tương ứng với các vị trí trên khuôn mặt. (Ảnh: Letu, biên dịch: Đại Kỷ Nguyên)

1. Trán mọc mụn

Lý do: Áp lực lớn, tâm lý thất thường dẫn đến nóng nảy cáu kỉnh, có các vấn đề về lưu thông tuần hoàn máu.

Cải thiện: Ngủ sớm dậy sớm, uống nhiều nước.

2. Mọc mụn giữa hai lông mày

Lý do: Buồn bực bức bối, rối loạn nhịp tim, tức ngực (tim đập nhanh).

Cải thiện: Không nên luyện tập thể thao quá nhiều với cường độ cao, tránh thuốc lá, rượu, thức ăn cay.

3. Mọc mụn đầu mũi

Lý do: Dạ dày nóng quá mức, hệ thống tiêu hoá không ổn định.

Cải thiện: Ăn ít các thực phẩm lạnh.

4. Mọc mụn cánh mũi:

Lý do: Liên quan tới chức năng buồng trứng hoặc hệ thống sinh sản.

Cải thiện: Đừng quá chăm sóc kĩ lưỡng hoặc kiêng khem thái quá, hãy ra ngoài hít thở không khí trong lành nhiều hơn.

5. Mọc mụn ở gò má phải

Lý do: Rối loạn chức năng hô hấp.

Cải thiện: Chú ý chăm sóc tốt đường hô hấp, kiêng ăn các trái cây có tính nóng như xoài, khoai môn, hải sản và các thực phẩm dễ gây dị ứng khác.

6. Mọc mụn gò má trái

Lý do: Chức năng gan không được trơn tru, bị nóng độc hại.

Cải thiện: Tạo thói quen nghỉ ngơi thường xuyên hơn, duy trì một tâm trạng tốt, giữ không khí thoáng và trong lành, tránh để cho cơ thể ở trong một môi trường nóng bức khó chịu.

7. Mọc mụn xung quanh môi

Lý do: Táo bón dẫn đến tích tụ các độc tố trong cơ thể, hoặc sử dụng quá nhiều kem đánh răng chứa nhiều flo (chất fluoride).

Cải thiện: Ăn nhiều trái cây và rau quả có chất xơ.

8. Mọc mụn ở cằm

Lý do: Rối loạn nội tiết.

Cải thiện: Ăn ít những thứ mang tính lạnh đá.

9. Mọc mụn ở huyệt thái dương

Ở gần huyệt thái dương xuất hiện nhiều mụn trứng cá nhỏ, điều đó cho thấy chế độ ăn uống của bạn chứa quá nhiều thực phẩm chế biến, dẫn đến tắc nghẽn túi mật, cần nhanh chóng tiến hành làm sạch ngay cơ thể.

B. Phương pháp cải thiện

Bí quyết xem ‘bản đồ’ khuôn mặt để bắt bệnh cho chính mình, hóa ra mụn mọc ở môi là do… táo bón

Các nội tạng trong cơ thể tương ứng với các vị trí trên khuôn mặt. (Ảnh: Letu, Việt hóa: Đại Kỷ Nguyên

1. Khuôn mặt tươi sáng có mối quan hệ tới nội tạng

Gần đây, các nhà khoa học Anh đã tiến hành khảo sát các cơ quan nội tạng cơ thể cho thấy các bộ phận thân thể người như tim, dạ dày, thận cùng nhiều bộ phận khác đều có mối “tương quan chặt chẽ” đến các phần khác nhau trên khuôn mặt.

Nếp nhăn

Nếu như nếp nhăn trên trán ngày càng gia tăng, điều đó cho thấy gan đang phải gánh nhiều công việc. Do đó, nhất định cần bỏ thuốc lá, cai rượu, ăn ít chất béo động vật, và uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày.

Mắt có quầng thâm

Nếu mắt có quầng thâm thì sẽ khiến đôi mắt trông mờ và mệt mỏi, đó là vì gánh nặng của thận là quá nặng. Nhớ ăn ít muối, đường, hạn chế uống cà phê, nên ăn nhiều củ cải đỏ, củ cải trắng, hoặc cây bồ công anh.

Sắc mặt

Nếu như thời gian gần đây sắc mặt của bạn không tốt, hai má xám lại, điều đó nói lên rằng cơ thể bạn đang trong tình trạng thiếu dưỡng khí, chức năng phổi không phải là rất tốt. Tốt nhất hãy đi bộ nhiều hơn, chạy chậm, cố gắng bổ sung thêm rau xanh, tăng lượng protein, khoáng chất và chất xơ thô.

Mũi

Khi tỉnh dậy đột nhiên phát hiện mũi bị đỏ, vậy hãy thử kiểm tra có phải gần đây bạn đã ăn những thức ăn chứa nhiều đường không. Ăn quá nhiều sô cô la và thức ăn ngọt sẽ tạo thành những mạch máu đỏ trên mũi, do đó bạn có thể sử dụng các loại hạt, trái cây và sữa chua thay vì sô cô la khi ăn vặt. Nhưng nếu toàn bộ mũi có màu đỏ thì đó là do tim bị hoạt động quá tải, ngay lập tức nên thư giãn, nghỉ ngơi, và bỏ hút thuốc lá, hãy ăn ít những thức ăn có chứa chất béo.

Môi

Đôi khi đôi môi chúng ta bị sưng lên không thể giải thích nổi, điều này thường gây ra do co thắt dạ dày. Khoai tây là thực phẩm rất tốt cho dạ dày, nó có tác dụng làm ấm dạ dày nên có lợi cho vẻ đẹp của đôi môi.

2. Nếu như phụ nữ xuất hiện những nốt lấm tấm trên mặt, điều đó nói lên rằng bạn có liên quan đến căn bệnh nào đó

Phụ nữ phải đối mặt với một số nốt sắc tố lấm tấm trên mặt, trước tiên điều bạn cần làm là đừng nên cố gắng mua mỹ phẩm để cố che khuyết điểm này. Các nốt đó thường có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của bản thân, thậm chí một số nốt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tật như:

– Nốt mụn nhỏ ở mí mắt: Phổ biến trong thời kỳ mang thai và những phụ nữ phá thai quá nhiều lần, gây nên sự mất cân bằng nội tiết tố nữ.

– Nốt phát ban cạnh chân tóc: Có liên quan đến bệnh phụ khoa, chẳng hạn như sự mất cân bằng nội tiết tố nữ.

– Nốt mụn nhỏ dưới mũi: Thường gặp trong các rối loạn buồng trứng.

– Nốt như phát ban xung quanh vùng mắt: Thường thấy trong các triệu chứng như rối loạn tử cung, phá thai quá nhiều và do sự mất cân bằng hormone dẫn đến bất ổn định cảm xúc.

– Nốt lấm tấm ở má: thường gặp ở bệnh về gan, cháy nắng, thời kỳ mãn kinh ở người cao tuổi, những người có chức năng tuyến thượng thận yếu dần cũng có thể biểu hiện trên khuôn mặt.

– Nốt mụn nhỏ ở hàm dưới: Thường thấy trong các hiện tượng axit hóa đường huyết máu, bệnh phụ khoa với dịch tiết âm đạo quá mức.

– Đốm trên trán: Thường thấy trong tiết tố sinh dục, kích thích tố tuyến thượng thận, bất thường về hoóc môn buồng trứng. Huyệt thái dương, điểm lốm đốm ở phần đuôi mắt có liên quan tới nhiều nguyên nhân bao gồm do suy giảm chức năng tuyến giáp, mang thai, mãn kinh, căng thẳng hay gặp di chấn tinh thần lớn cùng nhiều nguyên nhân khác.

3. Màu sắc da mặt có thể dự đoán sức khỏe thân thể

Theo tờ “Daily Mail” của Anh, da mặt của một người không thể chỉ hiển thị các vấn đề sức khoẻ cơ bản, thông qua sắc mặt người ta còn có thể hiểu được rất rõ tình trạng sức khoẻ của bộ phận cơ thể.

– Mũi hình củ hành đỏ: Có thể là biểu hiện của bệnh cao huyết áp, rối loạn chức năng tim và gan, hoặc đồ uống chất cồn quá mức.

– Da vàng bệch: Gan, rối loạn chức năng lá lách.

– Sắc mặt tái nhợt: Chức năng tuyến giáp có thể yếu, tắc nghẽn gan hoặc chức năng gan không hoạt động, thiếu máu.

– Loét miệng: Thiếu vitamin B2 gây rối loạn tiêu hóa.

4. Tổn thương cơ quan trong thân thể người biểu lộ trên khuôn mặt

Phổi

– Phía giữa hai lông mày bị tối đi, có thể là bệnh mãn tính về phổi.

– Những người bệnh phổi giai đoạn đầu, đặc biệt là lúc đầu bị gió xấu, sẽ biểu hiện trên khuôn mặt phía trên hai lông mày có màu trắng xuất hiện.

– Phần gò má phải đặc biệt đỏ hồng là đối với bệnh viêm phổi nhưng chỉ là vấn đề khi nào thì nó xảy ra thôi.

– Những người gặp khó khăn vấn đề hít thở ở mũi thể hiện ở các bệnh mãn tính về phổi .

Tim

– Phần ấn đường (chỉ phần nằm giữa hai lông mày) tối thâm, thường là bộ phận bệnh lý tại tim.

– Phía trên và dưới môi xuất hiện màu đỏ là dấu hiệu bệnh tim thời kì đầu.

– Lưỡi cuộn ngắn, hai gò má xuất hiện ranh giới rõ ràng màu đỏ được cho là có liên quan đến bệnh tim mãn tính.

Bệnh gan

– Phía dưới hai mắt xanh xao, sắc mặt u tối giống như rửa mặt mãi mà không sạch là dấu hiệu sớm của bệnh gan.

– Phần giữa sống mũi bị tối liên quan tới bệnh mãn tính về gan.

– Vùng má trái đặc biệt gần mũi xuất hiện màu đỏ sẫm thể hiện các bệnh lý về gan.

Bệnh lá lách

– Đầu mũi màu vàng, nổi mụn nhọt biểu hiện có vấn đề về dạ dày.

– Toàn bộ sống mũi màu vàng là triệu chứng của bệnh lá lách thời kì đầu.

– Môi có màu tối nhạt, phần mặt và các cơ bắp chân tay lỏng lẻo rủ xuống chứng tỏ bệnh lá lách đang phát triển.

Bệnh thận

– Da toàn bộ bị xám đen trông lem luốc, mí mắt bị sưng, đen là thể hiện của bệnh mãn tính về thận.

– Phía dưới màu đỏ sẫm.

5. Mối quan hệ đối ứng giữa khuôn mặt và các bộ phận trong cơ thể

– Một phần ba của phần trán là vùng áp lực tâm lý và khu vực tim não lưu thông kém.

– Khu vực phía giữa một nửa lông mày hướng tới phần ấn đường vẽ một đường thẳng làm thành một bán kính vòng tròn, đây chính là khu vực của phổi.

– Từ một nửa của lông mày hướng về huyệt thái dương vẽ một đường thẳng làm đường kính vòng tròn, đây là khu vực của bệnh gan.

– Giữa hai lông mày được gọi là khu vực não bộ (khu vực mỡ máu).

– Giữa hai mắt là khu vực bệnh tim.

6. Hốc mắt hai bên trái và phải là thể hiện vùng ngực

– Toàn bộ phần giữa của nửa mũi là khu vực bệnh gan.

– Phần cánh trái phải mũi là khu vực túi mật.

– Đầu mũi là khu vực lá lách.

– Khu vực cánh trái và phải mũi là khu vực dạ dày.

– Cả hai bên sống mũi là thể hiện bệnh vùng ngực vú.

– Vùng nhân trung là thể hiện khu vực bàng quang.

– Toàn bộ môi và vùng miệng bao quanh là thể hiện bệnh lý về bộ phận sinh dục.

– Phần cằm là thể hiện bệnh thận và những nơi bị đau nhức toàn thân.

– Toàn bộ vùng cằm cho đến vùng tai bao gồm cả tai là thể hiện của bệnh lý vùng thận.

– Xương gò má xuống đến bên góc ngoài của mắt là biểu hiện vùng ruột già (khu vực trực tràng).

– Đến góc trong mắt là biểu hiện bệnh lý vùng ruột non.

– Gò má mọc phát ban: Chức năng gan yếu, bức xạ tia cực tím, hiện tượng mất ngủ.

Trên đây là những kinh nghiệm để tham khảo, nếu bạn muốn giải quyết các vấn đề cụ thể, chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo chi tiết các chuyên gia trong trong các lĩnh vực có liên quan.

Video: Bí quyết loại bỏ quầng thâm mắt

Theo NTDTV
My My biên dịch

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook