Thứ Năm, 12/10/2023 | 11:35

Bệnh sốt xuất huyết: Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm

Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, để hiểu rõ thêm về căn bệnh này, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân và biến chứng của căn bệnh này.

Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh do muỗi truyền bệnh xảy ra ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Sốt xuất huyết nhẹ gây sốt cao và có các triệu chứng giống cúm. Dạng sốt xuất huyết nặng có thể gây chảy máu nghiêm trọng, tụt huyết áp (sốc) và tử vong.

Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu vắc-xin sốt xuất huyết. Hiện tại, ở những khu vực thường có bệnh sốt xuất huyết, cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm bệnh là tránh bị muỗi đốt và thực hiện các bước để giảm số lượng muỗi.

Hàng triệu trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm. Sốt xuất huyết phổ biến nhất ở Đông Nam Á, các đảo phía tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi. Nhưng căn bệnh này đã lan sang các khu vực mới, bao gồm cả những đợt bùng phát cục bộ ở Châu Âu và các vùng phía nam Hoa Kỳ.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết nhẹ và sốt xuất huyết nặng

Sốt xuất huyết nhẹ

Triệu chứng tương tự như bị cảm cúm và thường bắt đầu từ 4- 10 ngày sau khi bị muỗi truyền bệnh đốt.

Một số trường hợp thậm chí không có triệu chứng bệnh.

Sốt xuất huyết nặng

Bệnh nhân sốt cao 40 độ C kèm theo một số dấu hiệu và triệu chứng sau:

•        Đầu đau

•        Đau sau mắt

•        Buồn nôn

•        Nôn mửa

•        Đau cơ, xương hoặc khớp

•        Nổi hạch

•        Phát ban

Hầu hết mọi người hồi phục trong vòng một tuần hoặc lâu hơn. Trong một số trường hợp, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn và có thể đe dọa tính mạng. Đây được gọi là sốt xuất huyết nặng hoặc hội chứng sốc sốt xuất huyết.

Khi nào sốt xuất huyết nặng xảy ra?

Sốt xuất huyết nặng xảy ra khi mạch máu bị tổn thương và rò rỉ. Và số lượng tế bào hình thành cục máu đông (tiểu cầu) trong máu giảm xuống. Điều này có thể dẫn đến sốc, chảy máu trong, suy nội tạng và thậm chí tử vong.

Các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng

Các dấu hiệu cảnh báo thường bắt đầu vào một hoặc hai ngày đầu tiên sau khi cơn sốt biến mất, đây là tình trạng khẩn cấp có thể đe dọa đến tính mạng, bao gồm các triệu chứng:

•        Đau bụng dữ dội.

•        Nôn dai dẳng.

•        Chảy máu từ nướu hoặc mũi.

•        Máu trong nước tiểu, phân hoặc dịch nôn.

•        Chảy máu dưới da, có thể trông giống như vết bầm tím.

•        Thở khó hoặc nhanh.

•        Mệt mỏi.

•        Khó chịu hoặc bồn chồn.

Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết

Muỗi chỉ là vật chủ trung gian lây truyền bệnh còn bản thân bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra. Loại virus này gồm 4 chủng kháng nguyên là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

Một người không thể bị sốt xuất huyết khi ở gần người bị nhiễm bệnh. Thay vào đó, bệnh sốt xuất huyết lây lan qua vết muỗi đốt.

Hai chủng muỗi thường lây lan virus sốt xuất huyết có tên khoa học là Aedes Aegypti và Aedes Albopictus là phổ biến ở cả trong và xung quanh nơi ở của con người. Khi muỗi đốt người bị nhiễm virus sốt xuất huyết, virus sẽ xâm nhập vào muỗi. Sau đó, khi muỗi nhiễm bệnh đốt người khác, virus sẽ xâm nhập vào máu người đó và gây nhiễm trùng.

Sau khi khỏi bệnh sốt xuất huyết, người bệnh có khả năng miễn dịch lâu dài với loại virus đã lây nhiễm cho bản thân  nhưng không có khả năng miễn dịch với ba loại virus sốt xuất huyết còn lại. Điều này có nghĩa là một người có thể bị nhiễm lại trong tương lai bởi một trong ba loại virus còn lại. Nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng sẽ tăng lên nếu bị sốt xuất huyết lần thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư.

Biến chứng nguy hiểm bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết nặng có thể gây chảy máu trong và tổn thương nội tạng. Huyết áp có thể tụt xuống mức nguy hiểm, gây sốc. Trong một số trường hợp, sốt xuất huyết nặng có thể dẫn đến tử vong.

Một số trường hợp có thể dẫn đến suy tim, suy thận.

Sốt xuất huyết có thể dẫn đến tình trạng suy tim và làm rối loạn hệ thống tuần hoàn do tình trạng xuất huyết liên tục trong cơ thể. Lúc này, tim không đủ sức bơm máu, dịch huyết tương xuất huyết liên tục sẽ khiến màng tim bị tràn dịch, gây ứ đọng. Điều này khiến tim và hệ thống tuần hoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây suy giảm, rối loạn chức năng tim mạch và có thể khiến tim bị phù nề, xuất huyết cơ tim, suy tim.

Sốt xuất huyết có thể gây xuất huyết não.

Xuất huyết não do sốt xuất huyết thường do rối loạn nguyên tố đông máu như: Chảy máu cam dữ dội, rong kinh, chỗ chích bị bầm tím, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết nội tạng… Ở người lớn, khi mắc bệnh sốt xuất huyết, tỷ lệ xuất huyết não chiếm 1%, máu chảy lan nhiều chỗ trong não. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong cao ở người lớn khi mắc bệnh này.

Ở người bệnh sốt xuất huyết, thận cũng bị ảnh hưởng do phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu, điều này có thể dẫn đến tình trạng suy thận cấp.

Bệnh sốt xuất huyết gây ra tình trạng tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu

Bệnh sốt xuất huyết gây ra tình trạng tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu, do đó biểu chứng của sốc là việc máu sẽ bị đẩy ra ngoài. Với biến chứng sốc do mất máu, máu sẽ chảy khá nhiều như chảy máu cam, chảy máu chân răng, qua vết thương hở. Việc mất máu nhiều khiến cơ thể kiệt quệ, sốt cao không hạ kéo dài, vã mồ hôi, nôn nhiều.

Phụ nữ bị sốt xuất huyết khi mang thai có thể truyền virus sang em bé trong khi sinh. Ngoài ra, con của những phụ nữ bị sốt xuất huyết khi mang thai có nguy cơ sinh non, nhẹ cân hoặc suy thai cao hơn.

Sốt xuất huyết có thể gây ra biến chứng suy đa tạng.

Biến chứng sốt xuất huyết suy đa tạng là tình trạng rối loạn chức năng ít nhất 2 hệ thống cơ quan ở bệnh nhân có bệnh lý cấp tính mà không thể duy trì sự cân bằng nội môi nếu không có can thiệp điều trị. Thường gặp nhất trong biến chứng suy đa tạng là suy gan tối cấp, suy thận, tụt huyết áp, suy tim,… Khi gặp biến chứng suy đa tạng, người bệnh cần phải cấp cứu và lọc máu liên tục ngay.

Những ngày đầu, người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng sốt cao, ăn kém, nôn và tiêu chảy gây mất nước thì cần truyền dịch để bù lại lượng nước và điện giải đã mất, tránh hiện tượng cô đặc máu. Tuy nhiên, ở giai đoạn tiếp theo của bệnh, khi đã có tăng tính thấm thành mạch, thoát dịch ra ngoài thì người bệnh cần truyền dung dịch cao phân tử để kéo dịch trở lại lòng mạch, đồng thời tăng cường đào thải dịch ra ngoài bằng các thuốc lợi tiểu.

Nếu ở giai đoạn này vẫn truyền nhiều dịch nhưng không tăng cường thải dịch ra ngoài thì người bệnh sẽ có thể khiến viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi hoặc viêm phổi, phù phổi cấp. Nếu không được cấp cứu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sốt xuất huyết có thể gây xuất huyết não.

Xuất huyết não do sốt xuất huyết thường do rối loạn nguyên tố đông máu như: Chảy máu cam dữ dội, rong kinh, chỗ chích bị bầm tím, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết nội tạng… Ở người lớn, khi mắc bệnh sốt xuất huyết, tỷ lệ xuất huyết não chiếm 1%, máu chảy lan nhiều chỗ trong não. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong cao ở người lớn khi mắc bệnh này.

Sốt xuất huyết có thể gây ra các biến chứng về mắt.

Biến chứng về mắt do sốt xuất huyết đầu tiên là xuất huyết võng mạc dẫn đến các mạch máu của võng mạc bị tổn thương, máu thấm lên thành những lớp mỏng che trước võng mạc gây mù lòa. Biến chứng về mắt thứ hai là xuất huyết trong dịch kính: Dịch kính là chất lỏng trong nhãn cầu, bình thường dịch kính trong suốt ta mới nhìn thấy được mọi vật. Khi một mạch máu trong mắt bị vỡ, máu tràn vào trong buồng dịch kính che khuất các vật ở trước mắt khiến bệnh nhân gần như mù.

Khi người bệnh bị xuất huyết trong cơ thể, dịch huyết tương có thể ứ đọng ở màng não qua các thành mạch gây phù não và các hội chứng thần kinh dẫn đến hôn mê. Đây là dạng biến chứng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chế độ ăn giúp người bị sốt xuất huyết nhanh khỏe mạnh

Nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Kết quả bất ngờ từ bài thuốc trị xuất huyết với cây nhọ nồi

Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook