Thứ Hai, 03/12/2018 | 10:04

Bệnh Sốt do Rickettsia là một nhóm bệnh do mầm bệnh là Rickettsia các loài thuộc họ Rickettsiaceae. Bọ chét, mạc (ấu trùng mạc), chấy rận sẽ truyền bệnh khi chúng cắn đốt người.

Bệnh Sốt do Rickettsia là một nhóm bệnh do mầm bệnh là Rickettsia các loài thuộc họ Rickettsiaceae. Bọ chét, mạc (ấu trùng mạc), chấy rận sẽ truyền bệnh khi chúng cắn đốt người. Bệnh có thể truyền theo chu trình súc vật – ve – người; vật nhiễm bệnh còn phải kể cả đến loài tiết túc, gặm nhấm, các loài có vú khác và chim. Chấy rận, bọ chét, ve hoặc ve bét (mạc) bị nhiễm vi khuẩn khi chúng hút máu của người bị nhiễm bệnh hoặc loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh (trong trường hợp bệnh Rickettsia đặc hữu). Nếu bạn tiếp xúc với các động vật chân đốt bị nhiễm bệnh (ví dụ như khi ngủ ở nơi có chấy rận), phân của chúng có thể tích tụ trên da khi chúng tiếp xúc với máu. Nếu bạn gãi vết cắn sẽ làm xước da và cho phép vi khuẩn xâm nhập vào máu. Khi ở trong máu, các vi khuẩn sẽ sinh sản và phát triển.

Có ba loại bệnh Rickettsia khác nhau:

+ Bệnh Rickettsia sốt phát ban dịch tễ;

+ Bệnh Rickettsia địa phương;

+ Bệnh Rickettsia bụi rậm.

Việc bạn mắc phải loại bệnh Rickettsia nào phụ thuộc vào loài động vật cắn bạn. Động vật chân đốt thường là các vật mang bệnh Rickettsia đặc trưng cho các loài của chúng.

Các bệnh rickettsia gây ra thường là sốt các loại. Có ba loại bệnh sốt Rickettsia khác nhau và mỗi loại do một loại vi khuẩn khác gây ra và được truyền qua một loại động vật chân đốt khác nhau.

+ Bệnh Rickettsia sốt phát ban do lây qua chấy rận

Loại này là do vi khuẩn Rickettsia prowazekii gây ra, được lây qua đường chấy rận cắn. Bệnh thường gặp ở các khu vực có mật độ dân số cao và vệ sinh kém, nơi điều kiện thúc đẩy sự lây lan của chấy rận.

+ Bệnh Rickettsia địa phương

Bệnh còn được gọi là bệnh Rickettsia chuột. Loại bệnh này do Rickettsia typhi gây ra, trung gian bởi bọ chét ở chuột hoặc mèo. Bệnh thường gặp ở những người tiếp xúc gần gũi với chuột hoặc khu vực nơi chuột sống.

+ Bệnh Rickettsia bụi rậm

Loại này do Orientia tsutsugamushi gây ra và trung gian bởi ve bét (mạc). Loại bệnh Rickettsia này thường gặp ở châu Á, Úc, Papua New Guinea và quần đảo Thái Bình Dương. Bệnh còn được gọi là bệnh tsutsugamushi.

Các triệu chứng của bệnh Rickettsia:

+ Đau đầu dữ dội;

+ Sốt cao (trên 40°C);

+ Phát ban bắt đầu ở lưng hoặc ngực và lan ra;

+ Lú lẫn;

+ Lơ mơ;

+ Hạ huyết áp;

+ Mắt nhạy cảm với ánh sáng;

+ Đau cơ dữ dội.

Các xét nghiệm chẩn đoán cho bệnh Rickettsia bao gồm:

+ Sinh thiết da (mẫu da từ chỗ phát ban của bạn sẽ được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm);

+ Western blot (kiểm tra để xác định sự hiện diện của vi khuẩn trong bệnh Rickettsia);

+ Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang (sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang để phát hiện bệnh Rickettsia trong các mẫu đờm hoặc chất nhầy tìm thấy trong phổi và đường thở);

+ Xét nghiệm máu (kết quả có thể cho biết sự hiện diện của nhiễm trùng).

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Rickettsia?

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh Rickettsia gồm:

+ Doxycyclin (điều trị ưu tiên);

+ Cholramphenicol (dùng cho những người không mang thai hoặc cho con bú);

+ Ciprofloxacin (dùng cho những người không thể dùng doxycycline).

Trong số những sốt do Bệnh Rickettsia còn có bệnh sốt ban chấy rận, sốt ban bọ chuột và sốt Q.

Bệnh sốt Q:

Sốt Q gây đau cơ, nhiều khi đau ngực, ngoài những triệu chứng khác. Sốt Q do Coxiella burnetii (Rickettsia burnetii) gây ra. Bò, dê, cừu là các nguồn trữ bệnh chính lây cho người. Lây qua việc hít phải không khí mang mầm bệnh hoặc uống sữa tươi đã nhiễm khuẩn.

Thời gian ủ bệnh từ 9 – 28 ngày, trung bình 18 – 21 ngày. Khởi phát, bệnh nhân thấy sốt, nhức (đa dữ dội, rét, khó chịu, đau cơ, đau ngực. Bệnh kéo dài, 1/3 bệnh nhân bị viêm gan, có thể cấp tính, gây cho bệnh nhân rất đau phần trên của bụng bên phải, phì đại gan. Sốt Q có thể gây viêm phổi thùy, viêm gan và viêm màng trong tim nhưng ít xảy ra. Trong điều trị thì tetracyclin và doram-phenicol là những thuốc công hiệu, uống tetracyclin 250 mg cứ 4 – 6 giờ một lần có thể rút ngắn được quá trình bệnh. Trẻ em có thể cho dùng cknamphenicoL.

Bệnh sốt ban chấy rận

– Còn có tên: Sốt ban chấy rận thành dịch – Epidemic louseborne typhus fever; Typhus exanthematicus; Classic typhus fever

Bệnh sốt ban bọ chuột

– Còn có tên Fleaborne typhus, Endemic typhus fever, Murine typhus fever. Xác định về lâm sàng/dịch tễ từ 1926, phân lập vi khuẩn từ 1931.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook