Thứ Tư, 18/09/2019 | 22:05

Bệnh Melioidosis: Sự nguy hiểm, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và các thể của bệnh Whitmore.

Bệnh Melioidosis hay còn được gọi là bệnh Whitmore, đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho người hoặc động vật. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tồn tại trong nước và đất bị ô nhiễm. xâm nhập vào cơ thể qua da từ các vết trầy xước gây nhiễm trùng máu, áp xe hoại tử nhiều cơ quan. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh khác.

Bệnh này chủ yếu xảy ra ở các nước khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á và miền bắc Australia do lây truyền sang người và động vật thông qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh bị ô nhiễm.

Một thống kê năm 2016 chỉ ra: tỷ lệ mắc bệnh là 165.000 trường hợp mỗi năm (khoảng tin cậy 95%), trong đó có 138.000 ca xảy ra tại Đông – Nam Á và Thái Bình Dương. Khoảng một nửa bệnh nhân trong những trường hợp mắc bệnh sẽ chết. Đặc biệt, Đông Bắc Thái Lan là nơi ghi nhận có tỷ lệ mắc bệnh melioidosis cao nhất trên thế giới (tỷ lệ trung bình là 12.7 trường hợp/100.000 người/năm).

Whitmore cũng được ghi nhận ở động vật, kể cả mèo, dê, cừu và ngựa. Gia súc, trâu nước và cá sấu được cho là có khả năng kháng lại với Whitmore mặc dù chúng tiếp xúc liên tục và trực tiếp với bùn. Trực khuẩn B. pseudomallei thường được tìm thấy trong đất và nước, do đó bệnh nhân mắc Melioidosis đều có tiền sử tiếp xúc với đất hoặc nước. Người nhiễm bệnh Whitmore còn do hít phải bụi nhiễm vi khuẩn hay khi tiếp xúc với đất bị ô nhiễm qua các vết trầy xước ngoài da. Nhiễm trùng thường xảy ra trong mùa mưa.

Bệnh Whitmore thường có những biểu hiện liên quan đến phổi. Nếu bệnh whitmore điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Khi điều trị bằng kháng sinh, các tình trạng nghiêm trọng của bệnh có cơ hội hồi phục 50%, nhưng tỷ lệ tử vong chung vẫn cao, khoảng 40%.

Vậy những ai có nguy cơ mắc loại vi khuẩn nguy hiểm này, cách phòng tránh như thế nào?

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh whitmore như:

+ Người mắc bệnh đái tháo đường

+ Người mắc bệnh gan

+ Người mắc bệnh phổi mãn tính

+ Người mắc bệnh tan máu bẩm sinh

+ Người bị suy giảm miễn dịch, ung thư, nghiện rượu.

Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1-2 ngầy nhưng có nhiều trường hợp y khoa ghi nhận mầm bệnh có thể tồn tại trong cơ thể trong nhiều năm sau mới phát bệnh.

Các thể bệnh của Whitmore

Các thể bệnh của Whitmore bao gồm:

+ Nhiễm trùng ở phổi: Đây mới là thể bệnh phổ biến nhất (trên 50%). Triệu chứng bao gồm sốt, ho, đau ngực, nhức đầu, mệt mỏi, ho ra máu.

+ Nhiễm trùng cục bộ ở da và mô mềm nơi tiếp xúc: Viêm loét da, áp xe da, lách, tuyến tiền liệt, nhiễm trùng tiêu hoá, nhiễm trùng xương khớp, nhiễm trùng não.

+ Nhiễm trùng huyết: Là thể nặng nhất và dễ gây tử vong nhất.

Cách phòng tránh bệnh whitmore

Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này các các bác sĩ đã đưa ra các khuyến cáo sau đây:

+ Tránh bơi trong nước ngọt hay tiếp xúc trực tiếp với bùn đất ở vùng dịch, nhất là vào mùa mưa, nơi đất bị ô nhiễm nặng.

+ Nên mang ủng và găng tay cao su khi tiếp xúc với đất đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

+ Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

 +Luôn uống nước đun sôi, nước đóng chai có nguồn gốc rõ ràng, không uống nước dưới sông, suối.

+ Tránh tiếp xúc với nước, bùn đất nếu có trầy xước da. Nếu bị trầy xước, lập tức rửa sạch với xà phòng và bôi thuốc sát khuẩn.

+ Nếu có triệu chứng nghi ngờ, lập tức đi khám bệnh.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook