Bệnh lý vùng hậu môn trực tràng cũng thường xuất hiện trên bệnh nhân AIDS vá có tỷ lệ tử vong cao sau những can thiệp phẫu thuật. Vì tuổi thọ của người nhiễm HIV, ADIS ngày càng cao, bệnh được chuẩn đoán và điều trị sớm bằng nhiều phương thức mới, do đó bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng cũng phải được điều trị tích cực hơn. Thầy thuốc cần phân biệt đâu là bệnh lý xảy ra trên bệnh nhân nhiễm HIV, đâu là bệnh LTQĐSD. Bệnh LTQĐSD thường xảy ra trên bệnh nhân AIDS vì người nhiễm HIV thường có tiền sử giao hợp qua ngã hậu môn và mắc bệnh LTQĐSD.
Do suy giảm miễn dịch toàn thân của bệnh nhân HIV, AIDS nên có những thay đổi về biểu hiện lâm sàng, chuẩn đoán và điều trị của bệnh AIDS.
Nhiễm trùng
Có nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và tạo mủ ở vùng hậu môn trực tràng, bao gồm cả Mycobacterium tuberculosis và Mycobacterium avium. Chưa có trường hợp tạo mủ nào do siêu vi hay do nấm. Không có sự khác biệt trong cơ chế sinh bệnh, nhưng do suy giảm miễn dịch nên diễn tiến của bệnh thường nặng nề. Điều trị bằng kháng sinh và rạch tháo mủ là điều trị chính yếu. Thầy thuốc căn cứ vào giai đoạn của bệnh và tình trạng của bệnh nhân để chỉ định phẫu thuật điều trị triệt để bệnh rò hậu môn. Bệnh nhân HIV, AIDS thường bị tiêu chảy nên dễ bị són phân sau cắt cơ thắt hậu môn để điều trị rò hậu môn.
Nứt hậu môn
Rất khó đánh giá tình trạng nứt hậu môn trên bệnh nhân HIV, AIDS, thường gọi đây là “loét không rõ nguyên nhân”. Khác với bệnh lý nứt hậu môn ở người không mắc bệnh HIV, AIDS, ở người mắc bệnh AIDS không có tình trạng tăng trương lực của cơ thắt, vết nứt nằm gần về phía đường lược hơn. Giống như bệnh Crohn ở vùng quanh hậu môn, đáy của vết nứt khá sâu, đôi khi đến tận vùng liên cơ thắt hay xuyên qua cả các cơ thắt tiến vào vùng quanh hậu môn trực tràng. Bệnh nhân rất đau do ứ đọng mủ và phân ở đáy vết nứt. Không có chỉ định cắt cơ vòng vì thường làm cho bệnh nhân bị són phân. Chỉ cần phẫu thuật làm sạch kết hợp với dẫn lưu tốt và chích corticoid tại chỗ vào lớp cơ thắt hay dùng corticoid đường uống. Không cần thiết phải dùng thuốc diệt siêu vi trùng.
Bệnh trĩ
Không có mối liên hệ giữa nhiễm HIV và bệnh trĩ. Tránh phẫu thuật để điều trị trĩ vì lành sẹo khó và kéo dài. Chỉ cắt trĩ cho những bệnh nhân nhiễm HIV mà tình trạng còn tốt
Nhiễm siêu vi
Nhiễm Herpes Simplex Virus (HSV) vùng hậu môn trực tràng làm cho biểu hiện lâm sàng của bệnh trĩ nặng thêm với sưng và đau. Búi trĩ bị phù nề và xuất hiện nhiều vết loét, kèm theo là tình trạng sung huyết của niêm mạc hậu môn trực tràng. Điều trị bằng Acyclorvir uống và bôi tại chỗ. Trường hợp nặng sử dụng thuốc qua đường truyền tĩnh mạch trong 7 ngày. Thuốc diệt siêu vi phải được duy trì trong một năm.
Nhiễm Human Papilloma Virus (HPV) thường gây lên bệnh mào gà ở những người đồng giới luyến ái. Những nghiên cứu gần đây cho biết một vài chủng của HPV có khả năng gây ung thư ống hậu môn. Thầy thuốc phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến nhiễm HPV khi người nhiễm HIV có thể sống lâu hơn. Các kết quả ban đầu của điều trị tích cực bệnh mào gà sẽ làm giảm nguy cơ tái phát.
Nhiễm Cyto Megalo Virus (CMV), người ta còn bàn cãi nhiều về vai trò gây bệnh ở vùng hậu môn của siêu vi này. Một số tác giả cho rằng chỉ cần điều trị CMV khi bệnh nhân nhiễm HIV có vết loét ở ống hậu môn.
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.