Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:48

Khi ấu trùng giun xoắn vào cơ thể và trưởng thành ở ruột sẽ có hiện tượng viêm dữ dội, xuất huyết ở ruột, bệnh nhân đau bụng, tiêu chảy, với 4 triệu chứng phù mi mắt, đau cơ, sốt, tăng bạch cầu ái toan.

Bệnh giun xoắn là bệnh cấp tình ở người và động vật có vú xảy ra do giun xoắn Trichinella spiralis ỏ thể trưởng thành và thể ấu trùng: lâm sàng của bệnh tiến triển với các triệu chứng dị ứng mạnh mẽ.

Trong vật chủ giun xoắn ký sinh dưới 2 thể:

Thể trưởng thành giun xoắn ở ruột và thể ấu trùng giun xoắn ở tổ chức cơ.

Giun đực trưởng thành dài 1,4 – 1, 6mm, giun cái dài 3 – 4mm. Ấu trùng giun xoắn trong tổ chức cơ được bọc bởi màng bao tạo thành kén. Vì vậy, giun xoắn con có tên gọi là giun bao. Màng kén của ấu trùng giun xoắn màu trong, có 2 lớp, hình bầu dục nếu như ở người, lợn, loài gậm nhấm, chó. Hình tròn nếu như ở cáo, gấu, mèo,… Vì vậy, màng kén của giun xoắn trong tổ chức cơ có nguồn gốc từ vật chủ, chứ không phải nguồn gốc từ ký sinh trùng.

Giun xoắn trưởng thành sống ở niêm mạc ruột non, cũng có thể thấy cả ở ruột già. Ấu trùng giun xoắn ký sinh ở tổ chức cơ vân như cơ nhai, lưỡi, cơ ở vùng mắt, cơ hoành v.v…

Vật chủ của giun xoắn là những động vật nuôi trong nhà, những động vật hoang ăn thịt hoặc ăn tạp như lợn, mèo, cáo, gấu, lợn lòi, chó sói, chuột. Người cũng là vặt chủ của giun xoắn.

Người và động vật mắc phải bệnh giun xoắn do ăn phải thịt của các động vật có kén giun xoắn chưa được nấu chín.

Vào tới dạ dày người, ấu trùng giun xoắn được giải phóng khối vỏ kén, sau 1 – 2 giờ ấu trùng di chuyển tới ruột non.

Khả năng gây nhiễm giun xoắn

Giun xoắn trưởng thành thường có tuổi thọ ngắn nhưng ấu trùng trong kén có sức đề kháng rất cao. Ở người, ấu trùng có thể tồn tại tới 24 năm Trong thịt súc vật được mổ thịt dù bị thối rữa, ấu trùng vẫn co thê sống từ 2 – 5 tháng trong kén.

Ấu trùng giun xoắn được giải phóng khỏi kén sẽ chết sau vài giây ở nhiệt độ 45 – 70°C, ở nhiệt độ thấp – 20°c ấu trùng giun xoắn chết sau 20 ngày.

Do sức đề kháng của kén thấp với nhiệt độ, nên ăn thịt chín vẫn là phương pháp tốt nhất để phòng bệnh. Thịt được muối hoặc được hun khói không bảo đảm diệt được kết kén và thường chỉ có kén phía ngoài bị chết, những kén ở sâu không bị diệt.

Ở Việt Nam, năm 1968 đã phát hiện được ổ bệnh giun xoắn ở một xã miền núi Tây Bắc.

Bệnh được phát hiện ở nhiều loài động vật lợn, chó, mèo, gấu, lợn rừng, chuột…

Tính chất phát bệnh và phát dịch phụ thuộc rất nhiều vào tập quán ăn uống. Nếu những súc vật mổ thịt được kiểm tra sát sinh thì tỉ lệ bệnh sẽ không đáng kể. Nếu súc vật nhiễm giun xoắn được một số người ăn phải và thịt lại ăn sống thì có thể xảy ra hàng loạt người mắc bệnh với những triệu chứng nghiêm trọng. Có mot số vùng nông thôn, lợn mổ thịt không qua kiểm tra một gia đình hoặc một số ít gia đình ăn thịt lợn đó dưới hình thức ăn sống thì cũng sẽ có thể gây ra bệnh giun xoắn với tính chất dịch. Do phụ thuộc vào tập quán ăn uống, tình hình nhiễm bệnh không phụ thuộc vào tuổi giới và bất kỳ ai ăn thịt súc vật nhiễm bệnh đều nhiễm bệnh

Ngoài tổn thương cơ học do giun xoắn trưởng thành ở niêm mạc ruột cũng như tổn thương cơ học do ấu trùng khi xâm nhập vào các thớ cở dưới màng cơ ra, phản ứng dị ứng dẫn đến viêm mạch dị ứng với hậu quả là thiểu năng tuần hoàn vho các cơ quan và tổ chức tương ứng. Cuối cùng sự tiếp cận của giun xoắn với huyết thanh bệnh nhân gây ra phù da bì và đặc biệt viêm da và cơ.

Thời kỳ ủ bệnh của giun xoắn từ 10-25 ngày (hiếm dưới 10 ngày và trên 30 ngày). Thường là thời gian ủ bệnh tỉ lệ ngược với mức độ của bệnh: thời kỳ ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng.

Triệu chứng bệnh khi nhiễm giun xoắn

Khi ấu trùng giun xoắn vào cơ thể và trưởng thành ở ruột sẽ có hiện tượng viêm dữ dội, xuất huyết ở ruột, bệnh nhân đau bụng, tiêu chảy, với 4 triệu chứng cơ bản sau:

Phù mi mắt: dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Đôi khi phù toàn bộ đầu. Cũng có những trường hợp phù lan xuống cổ và chi trên cùng với sốt cao và triệu chứng toàn thân khác. Phù mi có thể kèm theo phù và chảy máu kết mạc.

Đau cơ: triệu chứng đứng thứ hai thường gặp. Đau xuất hiện khi bệnh nhân thở sâu và ho, khi nhai nuốt, khi đại tiện, đau ỏ cả cơ mặt và cổ… Đau xuất hiện cả khi vận động hay bị động hoặc khi ăn. Cùng với đau là nhiệt độ tăng. Hiếm hơn bệnh tiến triển thành nhược cơ.

Sốt: thông thưởng thân nhiệt tăng dần dần và sau 3 ngày thi đạt tối tối đa. Trọng trường hợp nhiễm nhẹ, bệnh có thể tiến triển với sốt âm ỉ.

Tăng bạch cầu ái toan: là dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán giun xoắn. Bạch cầu ái toan tăng trong những ngày đấu của bệnh (thậm chí trong thời kỳ ủ bệnh) và tăng cao nhất vào tuần thứ ba của bệnh.

Nhẹ, số lượng bạch cầu ái toan tăng 15 – 30%, nặng bạch cầu tăng 50 – 60% (có tác giả nêu tới 93%). Trong những trường hợp rất nặng với những biến chứng, đôi khi không thấy bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên. Đó là dấu hiệu tiên lượng xấu.

Bạch cầu ái toan tăng kéo dài trong 2-3-4 tháng sau khi bệnh bình phục.

Ngoài những triệu chứng cơ bản nói trên, còn thường thấy xuất hiện trên mặt da những nốt ban kiểu mày đay, đa dạng, chảy máu.

Các xét nghiệm lâm sàng cho thấy trong bênh giun xoắn protein máu tăng, albumin giảm, tăng α2 và γ globulin; Ca, K, Cl máu giảm.

Thông thường, bệnh giun xoắn tiến triển trong 2 – 3 tuần, cao điểm của bệnh vào cuối tuần đầu ở trẻ em, bệnh tiến triển nhẹ hơn so với người lớn

Trong những thể bệnh nặng (nhiễm nhiều và cơ địa dị ứng) thương xay ra các biến chứng vào tuần thứ 3 thứ 4 của bệnh: viêm cơ, viêm phổi, viêm não làm bệnh nhân có thể tử vong. Tùy theo mức độ nhiễm, lệ tử vong thay đổi từ 6 – 30%.

Chẩn đoán nhiễm giun xoắn

Dựa vào triệu chứng lâm sàng đặc hiệu và tính chất dịch tễ.

Xét nghiệm công thức máu thấy tăng bạch cầu ái toan, ở gỉaỉ đoạn đẩu của bệnh, có thể tìm thấy giun xoắn trưởng thành trong phân. Ở giai đoạn toàn phát, có thể tìm thấy ấu trùng giun xoắn trong sinh thiết.

Còn có thể dùng các phản ứng miễn dịch như phản ứng kết hợp bổ thể, ngưng kết, miễn dịch huỳnh quang, ELISA.

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh huyết thanh, viêm da, cơ viêm phế quản dị ứng, viêm phổi, cúm v.v

Điểu trị nhiễm giun xoắn:

Thuốc Praziquantel (Biltricide, Distocide).

Tuy theo mức độ nặng nhẹ, tùy theo thể trạng bệnh nhân có thể điều trị với liều 10 mg/kg cân nặng/ngày x 2 ngày hoặc liều 75 mg/kg cân nặng/ngày chia 3 lần. Khi điều trị bằng praziquantel nên kết hợp với corticoid đế giảm các phản ứng dị ứng và bệnh nhân phải được theo dõi bệnh viện trong những ngày điều trị.

Thuốc Mintezol (thiabendazol) viên 0.50 g và dung và dung dịch tiêm 20%.

Thuốc uống chia 2 lần trong ngày sáng và chiều sau khi ăn, với liều 25 mg/kg cân nặng/ ngày x 24 ngày.

Khi uống Mintezol có thể ăn mất ngon chậm tiêu, chóng mặt, đau vùng thượng vị, buồn nôn. Mintezol không dùng cho phụ nữ có thai và đang nuôi con bú. Để điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng có thể dùng thuốc bổ trợ như: Bl vitamin C

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook