Thứ Bảy, 01/12/2018 | 16:11

Bệnh chuột cắn có thể là do trực khuẩn Gram âm đa dạng strepto-bacillus moniliformis gây ra hoặc do xoắn khuẩn Spirillum minus.

Bệnh do Streptobacillus có thể xảy ra khi uống sữa không được tiệt trùng tốt, nhưng thường là do bị chuột cắn, nhất là trong khi ngủ; “chuột” (cắn) ở đây hiểu là chuột hoang, chuột nhắt, chồn và các loài gặm nhấm khác.

Bệnh sốt do chuột cắn là một bệnh khó chẩn đoán, là bệnh toàn thân nguyên nhân do Spirillum minus và Streptobacillus moniliformis gây nên. Streptobacillus moniliformis gây nên hầu hết các ca bệnh tại Mỹ, Spirillum minus thường gây bệnh tại châu Á, mặc dù chúng có mặt ở toàn thế giới.

Người mắc bệnh thường qua vết cắn hoặc vết cào của chuột bị nhiễm hoặc mắc vi khuẩn, tiếp xúc với chuột nhiễm hoặc qua đường tiêu hóa qua thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm chất thải của chuột.

Vết thương ban đầu thường mau lành, nhưng sau thời gian ủ bệnh từ 1 – 22 ngầy (thường dưới 10 ngày) bệnh nhân đột nhiên thấy ớn lạnh, sốt, nôn oẹ, nhức đầu, đau lưng, đau khớp, ban dạng sởi, đau nhiều khớp, viêm khớp thường ở các khớp lớn và không đối xứng, có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng nếu không được chữa. Cũng có thể, tuy hiếm thấy, là viêm màng trong tim do vi khuẩn và áp xe não cùng các mô khác. Điều trị bệnh chuột cắn do Septobacillus thì cho dùng procain penicillin G 1 triệu đ.v ngày tiêm bắp, hoặc penicillin V 2 g/ngày uống trong 7 – 10 ngày: Nếu dị ứng tăng cảm penicillin thì cho uống erythromycin 2 g/ngày.

Tóm lại cách điều trị bệnh

Bệnh chuột cắn do Spirillum minus thường từ chuột đồng hoặc đôi khi cũng từ chuột nhà. Bệnh thường mau lành, song tái phát thì sốt hồi qui, viêm hạch bạch huyết, có nổi ban đào mày đay, ít viêm khớp. Điều trị cho dùng procain penicillin G 1,2 triệu đ.v /ngày tiêm bắp, hoặc penicillin V 2 g/ngày uống. Dị ứng penicillin thì dùng tetracyclin uống 2 g/ngày trong 7 ngày.

Các triệu chứng của bệnh sốt chuột cắn xuất hiện đột ngột với triệu chứng sốt cao, đau cơ, đau khớp, buồn nôn, đau đầu sau đó thường có nổi ban ở mặt, mũi. Viêm đa khớp có thể xuất hiện ở khoảng một nửa số bệnh nhân. Các biến chứng có thể có là viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và suy đa tạng.

Việc chẩn đoán thông qua việc phân lập vi khuẩn (với Spirillum minus) hoặc nuôi cấy (với Streptobacillus moniliformis) máu hoặc dịch khớp, dịch viêm. Việc nuôi cấy thường khó khăn, thường qua 21 ngày. Chưa có xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán đến hiện nay.

Penicillin tĩnh mạch là lựa chọn đầu tay. Việc điều trị theo kinh nghiệm ở bệnh nhân có tiền sử phơi nhiễm và triệu chứng lâm sàng trước khi có sự khẳng định của xét nghiệm vì thời gian xác định khá lâu.

Liều penicillin uống trong 3 ngày (2g/ngày với người lớn và 25.000 – 50.000 đơn vị với trẻ em) được khuyến cáo với người có sự phơi nhiễm, mặc dù bằng chứng chưa rõ ràng.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook