Trên thế giới đã từng chứng kiến nhiều trường hợp trẻ sinh ra có hình hài dị dạng cũng như khuyết tật về hình thể. Tuy nhiên trường hợp “sinh đôi ký sinh” như bé gái Ấn Độ được phát hiện gần đây quả là hiếm có.
Ngày 26/4 vừa qua, tại bệnh viện JK Lone ở Jaipur, Ấn Độ, các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật phức tạp dài 4 giờ để cắt bỏ bộ phận thừa của một bé gái sơ sinh. Bộ phận thừa này chính là chiếc đầu gắn với bao tử bé và bàn tay thứ ba ở gần chiếc đầu. Ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp và hiện sức khỏe của bé đang dần hồi phục.
Hình hài dị dạng với 2 đầu và 3 bàn tay của bé gái.
Các bác sĩ tại bệnh viện JK Lone cho biết thêm, đây không thể coi là hai cháu bé song sinh dính liền, dù phần đầu thứ hai sở hữu khuôn mặt hầu như hoàn chỉnh với hốc mắt, mũi, miệng, tóc, kích thước tương đương đầu còn lại, chỉ không có tai và nhãn cầu.
Tiến sĩ Pravin Marthur, thuộc đơn vị nhi khoa của bệnh viện, nói: “Đây là một trong những trường hợp hiếm gặp nhất của ‘song đôi ký sinh’.”
Các bác sĩ gọi trường hợp của bé gái này là “sinh đôi ký sinh”
“Bố mẹ của bé gái hoàn toàn sốc khi bé được sinh ra với hình hài như vậy. Chúng tôi đã phải rất cố gắng thuyết phục để họ đồng ý cho cuộc phẫu thuật cứu lấy mạng sống con gái mình” – Tiến sĩ Marthur cho biết.
Bệnh viện JK Lone ở Jaipur đã quyết định điều trị miễn phí hoàn toàn cho trường hợp này.
Hình ảnh bé gái sau khi được phẫu thuật.
Được biết, mẹ của cô bé, một người phụ nữ 21 tuổi xin được giấu tên, đã từng đi siêu âm trong những tháng thai kỳ tại bệnh viện Ram Snehi, ở Jahazpur. Kết quả chụp cắt lớp và siêu âm cho thấy cô đang mang trong mình cặp song sinh nhưng ngay cả bác sĩ siêu âm cũng không biết rằng đây là dạng song thai “ký sinh” cực hiếm.
Không giống như cặp song sinh khác, song thai ký sinh tồn tại một cơ thể thai nhi hoàn chỉnh và một “vật ký sinh”. “Vật ký sinh” này thường không có hình hài hoàn chỉnh và hoàn toàn phụ thuộc vào một số chức năng cơ thể của thai nhi kia. Phần ký sinh có thể đe dọa cuộc sống của bé gái vì nó sẽ lấy đi các chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Tóm lại, người phụ nữ này chỉ cho ra đời một bé gái và một phần cơ thể ký sinh gắn liền với dạ dày bé mà thôi.
“Chiếc đầu thừa” này thật chất là một vật ký sinh gắn với dạ dày bé gái.
Theo thống kê, các cặp “sinh đôi ký sinh” rất hiếm gặp và hầu như chỉ chiếm 1/1 triệu trẻ được sinh ra.
Các bác sĩ cũng lý giải thích thêm, hiện tượng này xảy ra do sự chậm trễ trong việc tách phôi lúc một cặp song sinh được thụ thai. Khi đó, chỉ một trong hai phôi chiếm ưu thế và phát triển nhân dạng hoàn chỉnh. Phôi còn lại chỉ phát triển một vài bộ phận nào đó và sống ký sinh vào đứa bé đang được hình thành.
Video: Những ‘tai nạn’ hài hước của trẻ em khiến ai cũng bật cười
Theo thethaovanhoa
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.