Thứ Sáu, 29/01/2016 | 11:30

Hành tinh mất 900.000 năm để hoàn thành một vòng quĩ đạo quanh sao chủ, điều đó có nghĩa là trong toàn bộ thời gian sống đã có, nó đã hoàn thành chưa tới 50 lần quĩ đạo.

Một nhóm thiên văn quốc tế đã xác định được “hệ mặt trời” lớn nhất trong vũ trụ – đây là một cách so sánh gần gũi đối với những hệ hành tinh gồm 1 sao chủ và nhiều hành tinh quay xung quanh nó. Phát hiện này bắt nguồn từ việc họ theo dõi được vật thể từng được cho rằng đã mất tích trong không gian thực ra đang chuyển động trên quĩ đạo quanh một sao ở xa. Khoảng cách giữa hành tinh và sao là hơn 1000 tỷ km, gấp 7.000 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Bất ngờ phát hiện "hệ mặt trời" lớn nhất vũ trụ

Các nhà thiên văn đặt cho nó cái tên là 2MASS J2126 sau khi phát hiện nó lần đầu tiên từ nhiều năm trước. Các nhà nghiên cứu ở Mỹ tin rằng nó hoặc là một sao thất bại (thiên thể thiếu một chút khối lượng để có thể trở thành sao, còn được gọi là các sao lùn nâu) hoặc một hành tinh trôi tự do. Kích thước và tuổi của thiên thể giúp các nhà thiên văn học phân biệt các hành tinh khí khổng lồ với các sao lùn nâu, nhưng các nhà khoa học cho biết vẫn có nhiều điểm bất đồng về sự khác biệt giữa hành tinh khí lớn và sao lùn nâu.

Một nhóm các nhà thiên văn học Canada đã xác định rằng 2MASS J2126 nằm ở giới hạn dưới của sao lùn nâu có ký hiệu là TYC 9486-927-1- đủ nhỏ và trẻ để được coi là một hành tinh nổi loạn – một thiên thể có thể thoát khỏi hệ hành tinh của nó và di chuyển tự do trong không gian. Một nhóm khoa học ở Anh quan sát thiên thể này lần thứ ba và khám phá mối liên hệ của nó với một sao ở xa. Tính toán của nó cho thấy 2MASS J2126 và TYC 9486-927-1 chuyển động trong không gian với cùng vận tốc và quĩ đạo tương tự nhau, gợi ý rằng chúng có liên hệ với nhau.

Bất ngờ phát hiện "hệ mặt trời" lớn nhất vũ trụ

“Đây là hệ hành tinh lớn nhất từng được tìm thấy và các thành viên của nó đều đã biết tới từ 8 năm nay, nhưng không một ai tìm thấy mối liên hệ giữa chúng trước đây”, Niall Deacon – nhà thiên văn học ở đại học Hertfordshire tiết lộ, “Hành tinh này không hề đơn độc như từng tưởng, nó chắc chắn nằm trong một mối quan hệ khoảng cách rất xa”.

Qua việc đo thành phần lithium của sao chủ, các nhà thiên văn đã xác định được nó khoảng 10 đến 45 triệu tuổi. Tuổi của sao cho phép các nhà khoa học ước tính khối lượng của 2MASS J2126, mà họ dự đoán rằng bằng khoảng 11,6 đến 15 lần khối lượn Sao Mộc. Hành tinh mất 900.000 năm để hoàn thành một vòng quĩ đạo quanh sao chủ, điều đó có nghĩa là trong toàn bộ thời gian sống đã có, nó đã hoàn thành chưa tới 50 lần quĩ đạo.

Tham khảo Space

Nguồn: GenK

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook