Thứ Bảy, 27/05/2017 | 11:00

Thành Cát Tư Hãn là một vị hoàng đế vô cùng xuất sắc trong lịch sử Trung Quốc. Ngày nay các học giả vẫn luôn nghiên cứu về ông. Khi sống ông khiến cả thế giới phải kính nể về tài quân sự thì khi chết ông vẫn khiến hậu thế đau đầu về phần mộ của mình.

Vì lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn chưa được khai quật ra nên văn vật tìm được cũng không thể giúp con người ngày nay hiểu biết thêm về ông. Trên thực tế, ngay đến lăng mộ của ông rốt cuộc là nằm ở đâu chúng ta vẫn chưa thể biết rõ, vì thế mà cơ sở để điều tra cũng không có.

Trong bao nhiêu năm qua, về vị trí cụ thể của lăng mộ Thành Cát Tư Hãn có 5 ý kiến khác nhau: Một là ở trong kỳ Otog của thành phố Ordos (còn gọi là Ngạc Thác Khắc kỳ ở thành phố Ngạc Nhĩ Đa Tư, thuộc khu tự trị Nội Mông), một là ở núi Lục Bàn tại Ninh Hạ, một là ở gần vùng núi Altai tại Tân Cương, một là tại dãy núi Khentii, vùng phía bắc con sông Kherlen nước Mông Cổ, còn có một ý kiến nữa là ở khu vực Trương Gia Khẩu. 5 ý kiến này đều có lý do, nhưng không ai biết lăng mộ thực sự rốt cuộc là nằm ở đâu.

800 năm trước có đội quân thần bí, nhiều đời bảo vệ lăng mộ vua, đến nay vẫn còn kiên trì

Lăng mộ của hoàng đế nguyên triều được xây dựng theo chế độ “mật táng”, lăng mộ được xây bí mật, không người nào biết. Sau khi xây dựng xong, vị trí cụ thể của lăng mộ cũng không có bất cứ dấu hiệu nào, cũng không được ghi chép trong sử sách, càng không công bố với người đời, vì vậy những người được biết không có mấy ai.

Có rất nhiều lời đồn thổi xung quanh ngôi mộ mấy trăm năm của Thành Cát Tư Hãn. Trong đó có một lời đồn nói rằng trong lăng mộ của vị vua này có lời nguyền và lời nguyền này vẫn luôn bảo vệ mảnh đất yên nghỉ của hoàng đế, tránh bị kẻ khác làm phiền. Vì có người từng khai quật nơi bị nghi ngờ là địa điểm của lăng mộ đã phát hiện gần bức tường được cho là dùng để bảo vệ lăng mộ đó có dấu vết từng bị khai quật, ngoài ra còn có hai xác chết.

Chuyện này có liên quan đến lời nguyền trong tin đồn hay không?

Vào năm 2002, một nhóm khảo cổ của Mỹ đến Ngoại Mông. Sau khi được chính phủ đồng ý, họ đã bắt đầu khai quật một nơi được cho là lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn. Nhưng nhóm khảo cổ này khi vẫn chưa khai quật được thứ gì có giá trị thì đã gặp phải hàng loạt những chuyện bất hạnh xảy ra liên tiếp, cuối cùng họ đành phải bỏ cuộc.

800 năm trước có đội quân thần bí, nhiều đời bảo vệ lăng mộ vua, đến nay vẫn còn kiên trì

Nhóm khảo cổ đã phát hiện hai xác chết của kẻ từng đến đây trộm mộ. Sau đó họ đã tiến hành điều tra, nhưng không phát hiện ra nguyên nhân của 2 cái chết đó, đang yên đang lành sao lại có thể mất mạng được chứ? Có phải là do lời nguyền tác oai tác quái? Đúng vào lúc đội ngũ khảo cổ cảm thấy rất kỳ lạ thì nghe được âm thanh quái dị ở trong bức tường. Rồi sau đó đột nhiên có rất nhiều rắn độc bò ra. Đội ngũ khảo cổ không có sự phòng bị, né tránh không kịp, không ít người bị rắn độc cắn bị thương. Tiếp sau đó, chiếc xe mà họ đậu ở trên sườn đồi vốn đang rất bình thường nhưng bỗng nhiên lại bị tuột xuống dưới chân đồi, tất cả những chuyện không thuận lợi này không lẽ chỉ là trùng hợp sao?

Thủ tướng của Ngoại Mông chỉ trích nhóm khảo cổ đã bất kính với thần linh, quấy rối sự yên bình của tổ tiên. Nhóm khảo cổ rất hoang mang, lúc này họ chỉ có thể dừng khai quật, buồn bã quay trở về nước.

800 năm trước có đội quân thần bí, nhiều đời bảo vệ lăng mộ vua, đến nay vẫn còn kiên trì

Nghi thức “mật táng” được thi hành nghiêm khắc triệt để. Đầu tiên là hơn một ngàn công nhân phụ trách xây dựng hoàng lăng sẽ tự sát ngay sau khi hoàn thành công việc. Còn có 800 binh lính khi quay trở về Mông Cổ sẽ bị giết. Cuối cùng, còn có mấy ngàn con ngựa bị đuổi chạy hoảng loạn trên thảo nguyên, cho đến khi xóa sạch hết toàn bộ dấu vết trên mặt đất. Vì vậy mà hơn 800 năm nay vẫn không có người phát hiện ra lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn.

Cũng có người cho rằng, địa điểm chôn cất Thành Cát Tư Hãn là ở Ulaanbaatar, vì đây là quê nhà của ông. Không chỉ như vậy, người này còn cho rằng nó ở gần Ordos.

Thật ra, tại Nội Mông người ta phát hiện có một tòa lăng mộ thuộc về Thành Cát Tư Hãn từ lâu rồi, nhưng lăng mộ này chỉ có vật dụng như quần áo chứ không có xác chết.

Rốt cuộc thì lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn nằm ở đâu?

800 năm trước có đội quân thần bí, nhiều đời bảo vệ lăng mộ vua, đến nay vẫn còn kiên trì

Cho dù là mật táng, cũng sẽ để lại rất nhiều dấu vết nhỏ, nhưng thời gian trôi qua, chúng ta vẫn không tìm ra bất cứ manh mối ngôi mộ này. Nói không chừng ngôi lăng mộ cổ này đang ẩn giấu ở một góc không dễ nhìn thấy nào đó đợi con người. Vì vậy chỉ cần tiếp tục nghiên cứu không ngừng, ngôi hoàng lăng của Thành Cát Tư Hãn nhất định có thể được tìm thấy.

Theo ghi chép trong sử sách, năm 1227 trước khi qua đời vị Khả Hãn từng có di chúc rằng: “Để lừa Tây Hạ đầu hàng thì sau khi ta chết phải bí mật phát tang”. Ngày 25/8/1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời vì bệnh tại Linh Châu, Tây Hạ (nay là huyện Linh Vũ, Ninh Hạ). Sau khi Tây Hạ đầu hàng, linh cữu của Thành Cát Tư Hãn được đưa về Mổng Cổ. Con trai ông chọn ra đội quân hơn 500 người để tiến hành bảo vệ lăng mộ, đó là những người Đạt Nhĩ Hỗ Đặc.

Người Đạt Nhĩ Hỗ Đặc có đức tính bẩm sinh là trung thành thật thà, nên phù hợp để bảo vệ lăng cho Thành Cát Tư Hãn. Trong 800 năm qua, toàn bộ chức trách mà họ cần làm là trông coi lăng mộ, cúng tế, không cần làm các hoạt động trồng trọt, săn bắn. Tuy nhiên, đứng trước xã hội hiện đại ngày nay, tư tưởng con người hiện đại đã bắt đầu có sự thay đổi. Sứ mệnh canh giữ mộ đời này truyền đời kia khiến cho rất nhiều thanh niên cảm thấy bất mãn. Họ bắt đầu tạo dựng cuộc sống riêng cho mình, vì vậy người bảo vệ lăng chuyên chức thực sự đã không còn nhiều nữa.

800 năm trước có đội quân thần bí, nhiều đời bảo vệ lăng mộ vua, đến nay vẫn còn kiên trì

Hàng ngày, nhiệm vụ của họ vốn không phức tạp khó khăn. Chỉ cần thắp sáng đèn dầu, tiến hành tế bái là được. Họ phải đeo tang cả đời, khi đi làm không được mặc trang phục diêm dúa. Giữa họ cần phải thay phiên nhau trực ban, vì phải đảm bảo đèn ở trong lăng cung luôn sáng mãi không tắt.

Ngày nay, người Đạt Nhĩ Hỗ Đặc phụ trách trông coi lăng đã trở thành nhân viên công chức nhà nước, được đãi ngộ khá tốt. Với sự tận tụy của họ, có thể tin tưởng rằng nguồn ánh sáng trong lăng cung của Thành Cát Tư Hãn có thể được thắp mãi. Còn về lời nguyền, cách duy nhất là đợi các học giả tiến hành nghiên cứu thêm.

Video: Khai quật lăng mộ Quan Vân Trường phát hiện Thanh Long Đao ngủ say 2000 năm, và thi thể 2 phụ nữ ‘bí ẩn

Châu Yến Lâm

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook