Thứ Bảy, 04/03/2017 | 21:51

Vì đại dương không phải là nơi con người sinh sống như trên các thềm lục địa vậy nên đại dương luôn chứa đựng vô vàn những ẩn đố chưa thể khám phá hết.

1. Núi lửa ngầm dưới đại dương.

Năm 2008, các nhà khoa học thuộc trường Đại học UiB (Tây Ban Nha) đã tìm thấy một núi lửa đang hoạt động ở độ sâu 2.500m ở Bắc Băng Dương và nhiệt độ nước tại núi lửa bí ẩn này lên tới 320 độ C.

5 bí ẩn ‘kỳ quái’ dưới đáy đại dương sâu thẳm thách thức giới khoa học

Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học thế giới rất vui mừng khi khám phá được ngọn núi lửa này. Theo họ, việc phân tích hoạt động của núi lửa có thể cho chúng ta biết về quá trình hình thành vỏ lục địa mới.

5 bí ẩn ‘kỳ quái’ dưới đáy đại dương sâu thẳm thách thức giới khoa học

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, dòng nước nóng tuôn ra từ đáy biển sẽ tạo điều kiện sống mới cho các loài mới, từ đó, giới khoa học lại có cơ hội phát hiện các dạng sống đặc biệt trên Trái Đất.

2. Vương quốc đã mất Cleopatra.

Trong thời kỳ cổ đại, Thonis-Heracleion là thành phố cổ đại phát triển cực kỳ hưng thịnh của Ai Cập. Thành phố này đóng vai trò rất quan trọng cho các vị pharaoh những năm 12 Trước Công nguyên.

5 bí ẩn ‘kỳ quái’ dưới đáy đại dương sâu thẳm thách thức giới khoa học

Bí mật thành phố Thonis-Heracleion dưới đáy đại dương. Ảnh: Aruarian.

Ngày nay, thành phố Thonis-Heracleion được gọi với cái tên vương quốc đã mất Cleopatra vì nhiều người vẫn tin rằng thành phố này đang chìm sâu trong bùn, cát dưới đáy vịnh Aboukir suốt 1.200 năm.

3. Ngón tay tử thần.

Được phát hiện vào năm 1960, hiện tượng “Ngón tay tử thần” (Finger of Death) là một trong những bí ẩn đại dương thách thức khoa học hơn 5 thập kỷ.

5 bí ẩn ‘kỳ quái’ dưới đáy đại dương sâu thẳm thách thức giới khoa học

Mãi đến năm 2011, giới khoa học mới định nghĩa được nó. Finger of Death là hiện tượng xuất hiện những dòng nước “đột biến” có nhiệt độ vô cùng thấp, khiến cho mọi sinh vật đóng băng trong tích tắc nếu chạm phải.

5 bí ẩn ‘kỳ quái’ dưới đáy đại dương sâu thẳm thách thức giới khoa học

Mặc dù đã giải thích được cơ chế hình thành các “cột băng chết người” nhưng các nhà nghiên cứu nhận định: Vẫn còn nhiều bí ẩn xoay quanh hiện tượng kỳ lạ này dưới đại dương.

4. Bí mật tại rãnh nứt đại dương sâu nhất Trái Đất.

Bằng các biện pháp đo đạc hiện đại, các nhà thám hiểm khoa học đã đo được điểm sâu nhất Mariana Trench (thuộc quần đảo Mariana, ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương) chính là Vực Challenger, nằm ở độ sâu gần 11.000m. Đây là nơi sâu nhất trong lớp vỏ Trái Đất.

5 bí ẩn ‘kỳ quái’ dưới đáy đại dương sâu thẳm thách thức giới khoa học

Vị trí rãnh Mariana. Ảnh: Deepsea Challenge.

Áp suất đại dương khổng lồ, ánh sáng Mặt trời không thể chiếu rọi cộng với nhiệt độ vô cùng lạnh khiến cho Vực Challenger nói riêng và rãnh Mariana nói chung gần như không thể tồn tại sự sống.

5 bí ẩn ‘kỳ quái’ dưới đáy đại dương sâu thẳm thách thức giới khoa học

So sánh chiều sâu khủng khiếp của rãnh Mariana với các chiều cao và chiều sâu khác trên thế giới. Đồ họa: Messagetoeagle.

Thế nhưng, phát hiện khiến các nhà khoa học “sợ hãi” chính là thứ âm thanh kỳ lạ mà họ ghi lại được tại vực thẳm sâu nhất Trái Đất này.

5. Hẻm núi ngầm “lớn” nhất Trái Đất.

Nếu bạn cho rằng hẻm núi Grand Canyon ở Mỹ là to lớn và vĩ đại thì cần phải xem xét lại. Vì hẻm núi ngầm Zhemchug Canyon ở giữa biển Bering mới là hẻm cực kỳ “lớn” vì nó có độ sâu 2,6km và chỉ được nhìn thấy trọn vẹn khi nhìn từ không gian.

5 bí ẩn ‘kỳ quái’ dưới đáy đại dương sâu thẳm thách thức giới khoa học

Hình ảnh hẻm núi ngầm Zhemchug Canyon nhìn từ không gian. Ảnh cắt từ video của BBC.

5 bí ẩn ‘kỳ quái’ dưới đáy đại dương sâu thẳm thách thức giới khoa học

Hình ảnh 3D hẻm núi ngầm Zhemchug. Ảnh: Internet.

Mặc dù vẻ đẹp kỳ vĩ chỉ quan sát được từ không gian khiến Zhemchug Canyon trở thành một trong những tạo tác tuyệt vời của tự nhiên, nhưng các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu hẻm núi khổng lồ này nhằm tìm hiểu về địa chất trên Trái Đất.

Dung Nhi (TH)

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook