Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue đã công bố những hình ảnh hiếm hoi có được trong 6 chuyến thăm “đất nước bí ẩn” Triều Tiên.
“Từ năm 2008, tôi đã mạo hiểm đến Bắc Triều Tiên 6 lần”, với mong muốn được nhìn thấy những hình ảnh thật sự về đất nước này. Nhờ thẻ nhớ kỹ thuật số mà Eric có thể lưu lại những hình ảnh bị an ninh nước này yêu cầu xoá.
Một người phụ nữ đứng giữa đám đông binh lính. Hình ảnh này không được chính quyền cho phép chụp.
Eric không quan tâm đến những chuyến đi du lịch được sắp xếp cẩn thận chỉ phơi bày được mặt tiền. Anh muốn vượt qua điều đó, để có một cái nhìn khác về người dân nơi đây. “Tôi bị đối xử như những du khách khác”, Eric nói với Bored Panda. “Họ đã không cho phép tôi chụp ảnh cảnh sát, quân đội, v..v… Nhưng với một ống kính zoom 300mm và chỗ ngồi ở phía sau xe buýt, tôi có thể chụp được rất nhiều…”.
Khi họ đến thăm một gia đình, người hướng dẫn yêu cầu chụp ảnh họ có máy vi tính. Nhưng sau khi phát hiện không có điện, nhiếp ảnh gia bị yêu cầu phải xoá bức ảnh đi.
Một binh lính giúp đỡ nông dân.
Anh đã bấm máy hàng ngàn bức ảnh về hình ảnh công dân và quan chức chính phủ về cuộc sống hàng ngày của họ. Sau khi Eric trở lại từ chuyến đi thứ 6 tới Bắc Triều Tiên vào năm 2012, chính phủ đã phát hiện ra việc ông chia sẻ bí mật chụp ảnh lên mạng trực tuyến, họ yêu cầu tháo bỏ những bức hình. “Tôi từ chối vì tôi muốn chỉ ra tất cả các khía cạnh của Bắc Triều Tiên: cái tốt và cái xấu, giống như với bất cứ nước nào mà tôi đến thăm”. Ngay sau đó, chính phủ đã cấm Eric vượt qua biên giới của họ một lần nữa.
Một đứa trẻ đứng giữa đường đi của xe bus ở vùng Samijyon.
Người dân tình nguyện dọn cỏ ngoài công viên bằng tay không vì họ không có máy cắt cỏ.
“Trong bữa ăn tại những nhà ở vùng nông thôn, tôi có thể nói chuyện với người dân địa phương trong nhiều giờ. Họ nói với tôi rất nhiều về cách họ sống, những gì họ mơ ước, v.v… Điều cơ bản cần biết là người dân Bắc Triều Tiên vô cùng ấm áp, rất tò mò về du khách và cực kỳ hào phóng, mặc dù hầu hết họ không sở hữu tài sản gì nhiều”.
Việc ăn mặc khá quan trọng tại đất nước này. Trong Thành phố, bạn không được ăn mặc quá cẩu thả. Trong ảnh một đôi sinh viên đang nhảy nhót ở công viên. Khi được xin chụp ảnh, cô gái yêu cầu chàng trai phải chỉnh lại trang phục của mình.
Xe ô tô đang dần phổ biến hơn ở Bình Nhưỡng. Trẻ em vẫn chơi giữa đường như thời chưa có ôtô.
Tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng là sâu nhất Thế giới vì kèm theo chức năng tránh bom. Nhiếp ảnh gia cũng được yêu cầu phải xoá hình ảnh này đi.
Hoạ sĩ đang vẽ một bức tranh tường ở Chilbo. Mọi người bắt đầu la hét khi nhiếp ảnh gia chụp tấm ảnh này. Không được phép chụp cho đến khi bức vẽ hoàn thành.
Hình ảnh người “suy dinh dưỡng” này bị cấm.
Với chính sách đóng cửa và rất ít khi xuất hiện trên mạng xã hội, cuộc sống của người dân Triều Tiên vẫn luôn được xem là một trong những điều bí ẩn nhất trên thế giới.
Sau hàng loạt những đe dọa quân sự và rắc rối chính trị, hình ảnh đất nước Triều Tiên ngày càng xa lạ hơn với người dân thế giới. Mặc dù việc du lịch đất nước này không hề quá khó khăn, chỉ người Hàn Quốc mới bị cấm qua Triều Tiên, thế nhưng việc vác ba lô đến Bình Nhưỡng tận hưởng ngày hè quả thật là một điều gì đó khá xa xôi.
Vừa mới đây, một loạt hình ảnh về cuộc sống thường ngày của người dân Triều Tiên trong những tháng hè 2017 đã được chia sẻ và khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Wong Maye-E, nữ nhiếp ảnh gia của AP đã ở Triều Tiên từ năm 2013 để thực hiện những bộ ảnh cho tư liệu của chính cô. Những bức ảnh của cô không hề quá cầu kì, hoa mỹ. Chúng luôn rất chân thật, lột tả rõ ràng nhất cuộc sống của người dân Triều Tiên.
Nhiều thước ảnh đã cho thấy người dân nước này thật ra cũng không hề quá xa lạ như chúng ta vẫn nghĩ:
Một người cha bế cô con gái ngủ gật sau khi xem diễn xiếc tại rạp xiếc Bình Nhưỡng ngày 25/07/2017.
Người dân Triều Tiên bắt đầu một ngày của họ khá sớm. Khoảng 59% dân số nước này rời khỏi nhà làm việc, còn lại đều ở nhà. Chính vì thế mà đường xá ở Triều Tiên ít khi nào ùn tắc.
Ở trường học, trẻ em Triều Tiên được học rất nhiều về lòng yêu nước cũng như lịch sử cuộc đời của cựu lãnh đạo Kim Il-Sung.
Đa số người dân Triều Tiên đều sinh sống trong các khu chung cư đông đúc. Chất lượng những khu nhà này khá xập xệ, đôi khi mất điện hoặc hỏng thang máy.
Hầu hết xe ôtô tại Triều Tiên đều thuộc quyền sở hữu của chính quyền. Người dân chủ yếu đều đi bộ, xe đạp hoặc sử dụng các phương tiện công cộng.
Đại học tập đường Nhân dân, thư viện trung tâm của Bình Nhưỡng là nơi duy nhất cho phép người dân truy cập Internet. Được biết Triều Tiên quản lý rất chặt chẽ việc này, tuy nhiên vẫn có nhiều nghi vấn cho rằng người dân nước này có thể truy cập lậu.
Mặc dù sở hữu một lượng lớn nhân viên văn phòng, thế nhưng không phải ai cũng được tiếp xúc với mạng Internet, thậm chí là cả máy tính.
Một số trường hợp các sinh viên, học sinh tại Triều Tiên cũng đến thư viện trung tâm này để học, đặc biệt là những lớp ngoại ngữ như tiếng Trung, Anh, Pháp…
Ở Triều Tiên, rất ít quán cà phê hay nhà hàng để người dân lựa chọn ăn ngoài. Mặc dù vậy, ở những công ty lớn đều có căn-tin để nhân viên ăn trưa hoặc mua đồ ăn vặt.
Trong những năm qua, Triều Tiên đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng. 20% dân số đất nước này sống trong tình trạng thiếu dinh dưỡng. Đôi khi các món hàng thiết yếu như thịt, trứng, nước tương, dầu ăn cũng trở nên khan hiếm.
Cho đến ngày hôm nay, người dân Triều Tiên vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những quả bom còn sót lại sau chiến tranh năm 1953.
Một điều đặc biệt mà Wong Maye-E nhận ra trong 4 năm qua chính là người dân vùng quê Triều Tiên thích bơi tại những con sông, rãnh nước để trốn cái nóng mùa hè.
Cuối cùng, với số lượng xe ôtô ít, kèm với những dịch vụ giải trí hạn chế, đó là chưa kể đến tình trạng mất điện thường xuyên, người Triều Tiên thường sẽ ngủ sớm.
Nghệ thuật làm bánh Wagashi – đẹp đến không nỡ ăn
Ánh Trăng
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.