Thứ Tư, 13/04/2016 | 16:31

Nhận được điện thoại báo tin có người qua đời và gia đình đồng ý hiến xác, ông Dứa cùng đồng nghiệp vội vã lên đường mang theo hành trang là bộ dụng cụ đồ nghề để xử lý và bảo quản thi hài.

20 năm chăm sóc những thi thể hiến tặng cho khoa học

Ông Phạm Văn Dứa đang lật từng trang hồ sơ của người hiến tặng xác. Ảnh: TT.

Buổi sáng trước khi bắt đầu công việc hàng ngày, ông Dứa thắp vài nén nhang lên bàn thờ và thầm thì cầu nguyện cho vong linh những người đã hiến tặng thân xác cho khoa học mà tro cốt còn lưu tại Phòng xử lý thi hài, Trường Đại học Y Dược TP HCM. Trong không gian u uất đầy mùi tử khí và hóa chất ướp xác luôn thấp thoáng dáng người đàn ông mái tóc hoa râm cần mẫn làm công việc tiếp nhận, xử lý và chăm sóc từng thi hài rất cẩn thận.

Ông Phạm Văn Dứa (48 tuổi, ngụ tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP HCM) bảo không biết từ bao giờ công việc bảo quản thi hài trở thành “nghề gia truyền” của cả gia đình 3 thế h. 20 năm gắn bó với nghề cũng là ngần ấy thời gian ông chứng kiến hàng trăm câu chuyện cảm động của những con người dũng cảm dám “hiến trọn tấm thân, sống một lần nữa” để giúp ích cho cuộc đời. 

Đến bên chiếc quách của một người đàn ông trạc tuổi mình, ông Dứa giới thiệu đây là ông Tùng làm nghề hỏa thiêu ở tỉnh Bình Dương. Khi còn trẻ, người này đã giúp đ trường Đại học Y Dược rất nhiều. Lúc mất, ông viết di chúc tình nguyện hiến xác cho trường để phục vụ nghiên cứu khoa học. “Gia đình kể rằng lúc lâm chung, anh ấy dặn dò người nhà giúp mình hoàn thành tâm nguyện. Anh bảo đây là việc cuối cùng có thể làm được đ giúp ích cho xã hội. Sau khi anh qua đời, tất cả thành viên trong gia đình đều noi gương đăng ký tặng xác cho nhà trường. Nghĩa cử ấy khiến những người làm nhiệm vụ như chúng tôi vô cùng cảm động và trân trọng”, ông Dứa hồi tưởng.

Theo ông Dứa, hiến xác là một nghĩa cử cao đẹp, ngày càng có nhiều người nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc làm này, song không phải ai cũng hiểu. Mỗi ngày tại Trường Đại họa Y Dược TP HCM có hơn 20 người đến nhờ tư vấn và tìm hiểu về các quy trình hiến xác. Trong số ấy chỉ có một vài trường hợp hoàn thành đầy đủ thủ tục hiến tặngÔng kể: “Nhiều anh chị đến đây làm thủ tục hiến xác không ngừng thắc mắc về quyền lợi sau này. Chúng tôi giải thích rằng đây là việc tự nguyện chứ không có quyền lợi gì. H lẳng lặng ra về”.

Có những trường hợp đã hoàn tất thủ tục hiến xác, song khi người ấy qua đời, công tác tiếp nhận xác lại gặp khó khăn. Ông Dứa kể cách đây vài năm nhận được một cuộc gọi thông báo có người ở miền Tây qua đời, anh này đã hoàn tất hồ sơ hiến xác trước đây. Khi các cán bộ đến nơi để làm thủ tục nhận xác thì người thân của anh kia không đồng ý. “Họ bảo lúc trước anh đăng ký hiến xác mà không nói với gia đình, chỉ dặn một người con gọi điện cho Trường Đại học Y Dược TP HCM đến lấy xác”, người đàn ông nhớ lại.

Sau khi ông Dứa giải thích, gia đình người quá cố vẫn cương quyết không đồng ý. Cuối cùng ông và đồng đội đành ngậm ngùi ra về tay không. Ông Dứa nhớ nhiều trường hợp khóc dở mếu dở khi một s người đã tự nguyện hiến, xác đưa về trường song vài ngày vài tuần sau thân nhân đến đòi lại. H sợ người chết không toàn thây thì không thể siêu thoát nên đưa về chôn cho mồ yên mả đẹp.

20 năm chăm sóc những thi thể hiến tặng cho khoa học

Người thân đến thắp nhang, thăm viếng thi hài người quá cố. Ảnh: TT.

Dù vậy cũng có hàng trăm người đã tình nguyện hiến xác mà không hề đòi hỏi điều gì. Chị Bình (quận Gò Vấp) cùng anh ruột đến thăm thi thể người mẹ quá cố đang được bảo quản tại trường cho biết cả gia đình chị có 4 người đều đã đồng ý hiến xác phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của bác sĩ. Người phụ nữ bảo: “Mỗi lần đến thăm, tôi thấy mẹ như đang sống và đang cống hiến cho xã hội. Tôi rất hài lòng về thái đ làm việc đầy tinh thần trách nhiệm của các cán bộ chăm sóc tử thi. Thế nên, gia đình yên tâm và nghĩ mẹ sẽ không bị cô đơn khi nằm ở đây”.

Nói về cái duyên đến với nghề bảo quản thi hài, ông Dứa kể trước đây làm nghề đóng đáy sông để kiếm con tôm, con cá sống qua ngày. Sau đó, nghề này bị cấm nên gia đình thất nghiệp. “Bố vợ tôi rủ theo nghề chăm sóc tử thi mà ông đã làm nhiều năm nay. Lúc mới vào nghề tôi luôn bị ám ảnh và sợ mùi formol bảo quản xác, gia đình lại phản đối nên nhiều lúc nản định bỏ cuộc đi làm thợ hồ cho lành”, Ông Dứa hiện là tổ phó tổ tiếp nhận, xử lý quản lý thi hài người hiến xác.

Mỗi khi gặp khó khăn nản chí, người đàn ông lại dặn lòng “cái gì càng khó mà làm được mới hay”, thế rồi dần dần cũng chiến thắng nỗi sợ hãi. Ngày nay nghĩ lại, ông bảo: “Càng gắn bó với nghề lâu, bản thân tôi cũng như các anh em coi những thi hài như người thân của mình. Tôi cũng không tin được mình đã gắn bó với nghề lâu như thế”. 

Có nhiều người khuyên bỏ việc bởi làm trong môi trường độc hại như vậy dễ bị bệnhông Dứa bảo: “Tôi sẽ làm đến lúc nào đôi tay yếu, đôi chân không đi được nữa. Mỗi lần đi nhận xác rồi về xử lý, bảo quản tôi thấy rất vui bởi nghĩ rằng công việc của mình giúp cho y học nước nhà ngày càng phát triển hơn”.

Giáo sư Lê Văn Cường, Trưởng Bộ môn Giải phẫu học, Trường Đại học Y dược TP HCM đánh giá cao tinh thần làm việc của ông Dứa và đội tiếp nhận, bảo quản thi hài, góp phần rất lớn phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập của trường. Giáo sư cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã dũng cảm hiến tặng thân xác để mang lại lợi ích cho công cuộc nghiên cứu phục vụ cho sức khỏe cộng đồng.

Vào tháng 12 âm lịch hàng năm, lãnh đạo trường, sinh viên và thân nhân đều tổ chức lễ tri ân trang nghiêm để tỏ lòng biết ơn họ. “Đây là dịp để nhà trường cùng các y bác sĩ, sinh viên bày tỏ lòng biết ơn những người đã hiến tặng xác, họ can đảm chấp nhận sống thêm một lần nữa để giúp ích cho cuộc đời này”, ông nói.

* Tên người hiến tặng xác đã được thay đổi

Nguồn: VnExpress

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook