Trong cuộc sống của mỗi người ai cũng gặp phải một chút phiền não, có thể vì công việc không thuận lợi, kết quả học tập không như ý… Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến tâm lý và kéo theo đó là tác động đến sức khỏe thể chất của chúng ta.
Tiến sĩ tâm lý học Susanne Babble cho biết, khi cơ thể xuất hiện những cơn đau mãn tính, ngoài nguyên nhân do chấn thương còn do vấn đề tâm lý gây ra. Thông thường, nếu bạn cảm thấy thân thể đau nhức, bạn nên thư giãn đầu óc và luôn luôn vui vẻ.
Dưới đây là kết luận của rất nhiều chuyên gia tóm tắt về mối quan hệ giữa nỗi đau thể xác và tinh thần con người ra sao, mọi người cùng tham khảo nhé.
1. Đau đầu
Bác sĩ Christina Peterson từng viết: “Stress và những kích thích về mặt cảm xúc tinh thần là nguyên nhân chính của chứng đau nửa đầu”. Nếu bạn bị đau đầu, rất có thể đó là do phải chịu đựng quá nhiều nỗi lo lắng từ cuộc sống thường nhật, điều này tạo nên những căng thẳng không cần thiết. Do đó, bạn cần dành thời gian để thư giãn hoặc ngâm mình trong suối nước nóng. Hình thức này là một phương pháp rất tốt để giải quyết cơn đau đầu.
2. Đau cổ
Theo Lori D’Ascenzo, chuyên gia về chuyển động cơ thể và kĩ thuật chữa bệnh Reiki: “Cổ của bạn chính là nơi giam giữ những tội lỗi và sự tự phản kháng”. Chính vì thế, khi đau cổ thì nhiều khả năng bạn đang cảm thấy có tội lỗi về vấn đề gì đó. Bạn tự trách bản thân mà không chịu tha thứ cho mình. Do đó, bạn phải học cách yêu chính mình. Một số việc làm sai không có nghĩa là tất cả đã chấm hết mà cần để tinh thần thả lỏng rồi khắc phục.
3. Đau vai
Giáo sư chuyên nghiên cứu về chuyển động cơ thể, Ros Kitson tin rằng: “Vai của chúng ta là nơi chứa đựng những gánh nặng. Chúng ta vẫn nói về “gánh vác cái gì đó” và đây chính xác là điều mà ta đang làm khi đôi vai cứng lại và đau đớn”. Điều này có nghĩa rằng khi đau vai thì nhiều khả năng bạn đang phải chịu một gánh nặng tâm lý nào đó. Do đó chúng ta phải học cách tìm sự giúp đỡ, chia sẻ một chút gánh nặng cho người khác.
4. Đau lưng trên
Theo như huấn luyện viên Ronda Degaust: “Phần lưng trên có liên quan đến cảm giác thiếu thốn những ủng hộ về mặt tinh thần.” Nếu bạn đang cô đơn, hãy nhanh chóng tìm người chia sẻ tâm tư ví như bạn bè, người thân để giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.
5. Đau lưng dưới
Tiến sĩ về chữa bệnh tự nhiên Mark W. Tong từng nói với tạp chí Little Things: “Tiền bạc và các vấn đề tài chính có thể bị trói buộc vào phần lưng dưới.” Điều này có nghĩa khi cảm thấy đau lưng dưới thì nhiều khả năng bạn đang phải lo lắng về vấn đề tiền bạc. Lúc thấy tình huống này xuất hiện, bạn cần phải thay đổi thói quen chi tiêu của mình, tình hình tài chính được cải thiện thì bệnh cũng cải biến.
6. Đau khuỷu tay
Chuyên gia Alan Fogel nói rằng, nếu bạn cảm thấy đau khuỷu tay hoặc là bạn phải thay đổi những quan điểm cố chấp và cứng nhắc, hoặc là bạn đang cảm thấy bế tắc, việc đau khuỷu tay có nghĩa là bạn quá bướng bỉnh và không muốn thực hiện bất kỳ thay đổi và thỏa hiệp nào. Lắng nghe quan điểm của người khác sẽ giúp bạn có một lựa chọn tốt hơn.
7. Đau tay
Lori D’Ascenzo nói rằng tay của chúng ta dùng để tiếp cận với người hoặc vật. Nếu cảm thấy đau ở tay thì có thể thấy mối quan hệ của bạn với người hoặc vật xung quanh đang gặp vấn đề. Nếu đang ăn trưa một mình, bạn thử ngồi cùng bàn với người khác xem sao. Thay đổi các mối quan hệ này giúp bạn cải thiện tốt hơn bệnh đau tay này.
8. Đau hông
Người sáng lập của Beyond Affirmations, Barbara Clark từng viết: “Nỗi sợ hãi phải chuyển động có thể được biểu hiện bằng sự cứng hoặc đau hông.” Nếu thời gian tới bạn phải đưa ra quyết định quan trọng thì bạn sẽ cảm thấy hông đau đớn. Vì sợ áp lực nên bạn cứ lẩn trốn mãi, vậy bạn hãy quyết định bắt đầu ngay đi. Ví như, bạn có kế hoạch viết một cuốn sách nhưng bạn lại không bắt đầu, kéo dài quyết định ngày này qua ngày khác. Lúc này chỉ còn có cách thực hiện những chữ viết đầu tiên thì cơn đau hông cũng sẽ tự nhiên biến mất.
9. Đau đầu gối
Lawrence Michail, người đã từng viết về các bài thuốc và phương pháp châm cứu truyền thống của Trung Hoa cho rằng: “Nói một cách ngắn gọn, các vấn đề về đầu gối có thể được cho là biểu thị việc mắc kẹt trong bản ngã của chính mình.” Nếu bạn muốn cải thiện tình trạng này, bạn phải học cách hạ cái bản sự của bản thân xuống, đừng tự cho mình là tài giỏi.
10. Đau nhức bắp chân
Tiến sĩ Laura Perry từng viết trên Blog của mình: “Nguyên nhân gây ra đau bắp chân rất có thể là stress hoặc những sức ép về mặt cảm xúc.” Ví như bạn ghen tị với người khác cũng có thể khiến bắp chân đau nhức. Do vậy, bạn phải học cách trân trọng những gì người khác có, tập quên những điều không vui và sự hiểu lầm không cần thiết.
11. Đau mắt cá chân
Trong cuốn sách “My Plane Truth”, tác giả Jill Douglas từng viết: “Mắt cá chân đại diện cho khả năng đón nhận những niềm vui”. Điều đó có nghĩa là khi cảm thấy đau mắt cá chân, có thể bạn đang khá vui. Vì vậy, đây là thời gian để thưởng thức bản thân hơn một chút, nuông chiều bản thân một chút, bạn sẽ có những khám phá tuyệt vời.
12. Đau chân
Tiến sĩ Adaobi Anyeji, một nhà tâm lí học lâm sàng từng chia sẻ với tờ Little Things: “Khi một người cảm thấy tuyệt vọng, họ thường có những cuộc độc thoại tiêu cực và điều đó góp phần làm cơ thể khó chịu đồng thời làm trầm trọng thêm những vấn đề thể xác hiện có.” Người cảm thấy đau chân thường do họ có thái độ tiêu cực và bi quan. Vì vậy, giải phóng những cảm xúc tiêu cực, tích cóp niềm vui và hạnh phúc, bạn sẽ nói lời tạm biệt với rắc rối đau chân ngay bây giờ!
Sau khi đọc bài viết này, bạn đã thấy tâm trạng của một người tác động lớn đối với sức khỏe người đó như thế nào hay chưa? Thực ra không chỉ các bác sĩ của y học hiện đại công nhận điều này mà từ xa xưa, Ngũ hành trong Đông y thuyết rằng bệnh tại tâm sinh, trạng thái cảm xúc và sức khỏe có liên quan mật thiết với nhau. Y học cổ truyền luôn giảng buồn lo quá hại phế, mừng quá hại tâm, suy nghĩ quá hại tỳ vị… bất cứ trạng thái cảm xúc nào quá cường thịnh cũng đều mang lại những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Bởi vậy khi bị đau đớn trên cơ thể kéo dài, trước tiên chúng ta nên tìm cách cân bằng cảm xúc tinh thần, vứt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, và dành thời gian thư giãn cho bản thân.
Video: Cánh tay hay bị tê, chân bị chuột rút? Đây là dấu hiệu cơ quan nội tạng đang có vấn đề
San San (TH)
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.