Thứ Ba, 14/11/2017 | 10:00

Tăng huyết áp đã trở thành mối quan tâm hàng đầu bởi đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hôn mê sâu và cuối cùng là tử vong. Thêm vào đó, điều trị tăng huyết áp bằng thuốc tây y gây những tác dụng phụ khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh khi dùng lâu dài. Chính vì vậy, làm sao để tìm ra giải pháp điều trị một cách toàn diện, vừa hiệu quả, lại an toàn, đặc biệt với bệnh mạn tính như tăng huyết áp vẫn luôn là băn khoăn của các nhà khoa học. Mới đây, Việt Nam đã có phát hiện đột phá về tác dụng điều trị tăng huyết áp của Cây Cần Tây – một cây thuốc quý nhưng cực kỳ quen thuộc, mọc ở khắp nơi trên đất nước ta. Đây được xem là tin vui dành cho những người bị tăng huyết áp trong thế kỷ 21!

Tăng huyết áp – Hiểm họa khôn lường

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2000, số người tăng huyết áp chiếm khoảng 26,4% dân số người trưởng thành trên toàn thế giới và dự tính sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025. Năm 2003, thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới/Hội tăng huyết áp quốc tế (WHO/ISH0) cho thấy, tăng huyết áp đứng hàng thứ 4 trong số 6 yếu tố nguy cơ chính chi phối gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng tăng nhanh khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Đối với người tăng huyết áp, nguy cơ bị đột quỵ não cao gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Người ta nhận thấy rằng, tăng huyết áp kéo dài không được điều trị có thể gây ra một số biến chứng vô cùng nguy hiểm như: Biến chứng tim mạch, mắt, não, thận.

Tại sao bạn lại bị tăng huyết áp?

Tăng huyết áp tự phát (tiên phát) không rõ nguyên nhân chiếm 90 – 95% những trường hợp bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thứ phát (có nguyên nhân) chiếm 5 – 10% trường hợp bị tăng huyết áp.

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát bao gồm: giảm đàn hồi của động mạch chủ, tăng thể tích tống máu, bệnh lý thận (viêm thận – bể thận, viêm cầu thận…), bệnh nội tiết (cường chức năng thượng thận, u tủy thượng thận…), bệnh lý thần kinh (rối loạn tâm thần, hội chứng tăng áp lực nội sọ…).

Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp vô căn

Huyết áp động mạch = sức cản động mạch ngoại vi x cung lượng tim (cung lượng tim = phân số nhát bóp × tần số tim/phút)

Như vậy, tăng huyết áp xảy ra khi:

+ Tăng cung lượng tim: trong trường hợp tim tăng động, phì đại cơ tim, nhịp tim nhanh.

+ Tăng sức cản động mạch ngoại vi do co mạch, tăng độ nhớt máu, xơ vữa động mạch, tăng thể tích tuần hoàn.

Phương pháp điều trị tăng huyết áp hiện nay theo tây y là gì?

Hiện nay theo WHO, mục tiêu điều trị bệnh tăng huyết áp là duy trì mức huyết áp trong khoảng 120-135/80-85 mmHg, song song với việc loại trừ các yếu tố nguy cơ, điều trị nguyên nhân gây ra tăng huyết áp. Đồng thời, cần kết hợp điều trị biến chứng do tăng huyết áp gây ra. Với cơ chế gây tăng huyết áp như trên nên mục tiêu trong điều trị tăng huyết áp bao gồm:

+ Giảm sức cản động mạch ngoại vi thông qua tác dụng làm giảm, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa gây tắc hẹp lòng mạch, thư giãn thần kinh, giảm thể tích tuần hoàn (lợi tiểu) và giảm độ nhớt của máu.

+ Giảm cung lượng tim thông qua tác dụng trên hệ thần kinh, giãn mạch trực tiếp.

Những nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp hiện nay bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin… Mỗi loại thuốc chỉ có tác dụng trên một cơ chế do đó thông thường phải phối hợp nhiều loại thuốc huyết áp (từ 2 thuốc điều trị tăng huyết áp trở lên), ngoài ra các thuốc này để lại vô vàn tác dụng phụ khôn lường đến người sử dụng như: Nhờn thuốc, mệt mỏi, yếu sinh lý, ho, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, trầm cảm, mất ngủ…

Trước những khó khăn trong điều trị tăng huyết áp, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là làm sao để tìm được giải pháp an toàn, thân thiện với cơ thể mà hiệu quả nhanh, bền vững, tiện dụng mọi lúc mọi nơi và tăng cường sức khỏe toàn trạng cho người bị tăng huyết áp. Chính vì vậy, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu rất nhiều năm trên hàng ngàn vị thuốc và phát hiện ra Cây Cần Tây – một loại thảo dược cực kỳ quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam có tác dụng tuyệt vời trong điều trị tăng huyết áp.

Vậy tác dụng đó là gì?

Cần tây – Từ một rau “dại” đến phát hiện đột phá của y học Việt Nam cho người bị tăng huyết áp

Cần tây là một loại rau cực kỳ quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Không cần “xuống biển, lên rừng, trèo đèo lội suối” mà bạn có thể tìm được cần tây ngay tại vườn nhà. Cần tây rất dễ trồng, chúng có thể mọc ở khắp nơi, gần như quanh năm và có thời gian nó còn được xem như một loại rau “dại”. Không những thế, giá của chúng không hề đắt đỏ và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng như nước ép, món xào, canh… Đồng thời, cần tây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền chữa trị nhiều loại bệnh, trong đó không thể không nhắc đến tác dụng với người bị tăng huyết áp.

Theo Đông y, cần tây có có vị chát, mùi nồng, tính lương (mát). Quy vào 2 kinh vị và can. Từ xa xưa, cha ông ta biết đến tác dụng bình can thanh nhiệt (mát gan), tỉnh não kiện thần (cải thiện thần kinh), giải độc… nên cần tây được dùng để trị tăng huyết áp, kèm theo các chứng chóng mặt hoa mắt đau đầu, mặt hồng mắt đỏ; xơ cứng mạch máu, thần kinh suy nhược… Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật, các nhà khoa học ở Việt Nam đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đã phát hiện ra những công dụng tuyệt vời không thể bỏ qua của cây cần tây trong điều trị tăng huyết áp:

+ Một số nghiên cứu về tác dụng của cần tây cho thấy, chiết xuất hạt cần tây có tác dụng hạ áp thông qua tác dụng làm chậm nhịp tim và giãn mạch. Hơn thế nữa, các thành phần có hoạt tính trong chiết xuất hạt cần tây có khả năng gây giãn mạch thông qua ức chế kênh Ca2+ .

+ Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời cần tây còn có tác dụng làm giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.

Ngoài ra, do có hàm lượng nước cao và các tinh dầu nên cần tây cũng có công dụng lợi tiểu rất tốt. Việc ăn cần tây thường xuyên giúp gia tăng lượng nước tiểu trong cơ thể, loại bỏ các chất độc hại như acid uric dư thừa và urê.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook