Thứ Tư, 14/12/2022 | 14:27

Vết loét lạnh còn được gọi là mụn nước hay mụn rộp, đây là một dạng sang thương da (những khối mô ở da phát triển bất thường nằm trên bề mặt hay ngay dưới da) do nhiễm vi rút rất phổ biến. Chúng là những mụn nước nhỏ, chứa đầy chất lỏng, phân bố ở trên và xung quanh môi. Sau khi mụn nước vỡ ra, vảy hình thành có thể tồn tại vài ngày. Hầu hết các vết loét lạnh thường lành trong hai đến ba tuần mà không để lại sẹo.

Nguyên nhân gây bệnh vết loét lạnh (cold sores)

Các vết loét lạnh là do một số chủng vi rút herpes simplex (HSV) gây ra. Bệnh có tác nhân gây bệnh là do herpes simplex loại 1 (HSV-1) gây ra và do một loại vi rút ít phổ biến hơn là vi rút herpes simplex loại 2 (HSV-2). Vi rút HSV-1 thường gây ra vết loét lạnh còn vi rút HSV -2 thường gây ra mụn rộp ở bộ phận sinh dục.

Tuy nhiên hai loại vi rút này đều có thể lây lan sang miệng hoặc bộ phận sinh dục khi tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như khi hôn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Dùng chung dụng cụ ăn uống, dao cạo râu và khăn tắm cũng có thể lây lan vi rút. Thậm chí, vết loét lạnh vẫn có thể có khả năng lây lan mạnh ngay cả khi chưa nhìn thấy vết loét.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh vết loét lạnh

Triệu chứng của bệnh thường trải qua một số giai đoạn:

  • Ngứa ran và tê: Nhiều người cảm thấy ngứa, rát hoặc ngứa ran xung quanh môi trong một vài ngày trước khi xuất hiện các nốt nhỏ, cứng, đau và các mụn nước bắt đầu bùng phát.
  • Nổi rộp: Các mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng thường bùng phát dọc theo viền môi. Đôi khi chúng xuất hiện xung quanh mũi hoặc má hoặc bên trong miệng.
  • Rỉ nước và đóng vảy: Các mụn nước nhỏ có thể hợp lại và sau đó vỡ ra, để lại các vết loét hở nông rỉ nước và đóng vảy.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau theo từng người cũng như theo vị trí trên cơ thể, ngoài ra, mức độ biểu hiện của vết loét lạnh còn tùy thuộc vào việc đây là đợt bùng phát đầu tiên hay tái phát.  Nếu đây là lần đầu tiên bị vết loét lạnh, các triệu chứng có thể có thời gian ủ bệnh lên đến tối đa 20 ngày tính từ lần đầu tiên người bệnh tiếp xúc với vi rút. Vết loét có thể kéo dài vài ngày và mụn nước có thể mất từ ​​​​hai đến ba tuần để vùng da bị tổn thương được hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, trong các đợt tái phát nếu tại cùng một vị trí, triệu chứng có xu hướng ít nghiêm trọng hơn đợt bùng phát đầu tiên và thời gian toàn phát cũng rút ngắn hơn.

Ngoài các biểu hiện trên, trong đợt bùng phát đầu tiên người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng như:

+ Sốt

+ Đau họng

+ Đau đầu

+ Đau cơ

+ Sưng hạch bạch huyết

Trong trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi, sang thương của vết loét lạnh bên trong miệng thường bị nhầm lẫn với vết loét miệng (những khối mô ở da phát triển bất thường nằm trên bề mặt hay ngay dưới da). Đó là các vết loét chỉ liên quan đến màng nhầy mà không phải do vi rút herpes simplex gây ra.

Những người đã từng bị một đợt nhiễm vi rút herpes, thì vào các lần tái nhiễm sau, vi-rút sẽ nằm im trong các tế bào thần kinh trên da và có thể xuất hiện dưới dạng một vết loét lạnh khác ở cùng vị trí như trước. Sự tái phát có thể được gây ra bởi:

+ Nhiễm virus hoặc sốt

+ Thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như những thay đổi liên quan đến kinh nguyệt

+ Những thay đổi trong hệ thống miễn dịch như suy giảm hệ miễn dịch

+ Căng thẳng

+ Mệt mỏi

+ Tổn thương da

+ Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và gió

Các biến chứng phổ biến của bệnh

Mặc dù sang thương da (những khối mô ở da phát triển bất thường nằm trên bề mặt hay ngay dưới da) có thể tự khỏi mà không để lại sẹo, tuy nhiên ở một số người, vi-rút gây vết loét lạnh có thể làm xuất hiện các biến chứng nặng nề ở các một số vùng trên cơ thể như:

  • Kết mạc mắt: Vi-rút đôi khi có thể gây nhiễm trùng mắt. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể gây sẹo hay các dạng tổn thương vĩnh viễn, dẫn đến các vấn đề về thị lực hoặc mất thị lực.
  • Các vùng da lan rộng: Những người đã bị bệnh ngoài da được gọi là viêm da dị ứng (chàm) có nguy cơ cao bị vết loét lạnh lan rộng khắp cơ thể. Đây là một tình trạng nặng cần được theo dõi sát sao bởi bác sĩ.
  • Bàn tay: Cả HSV-1 và HSV-2 đều có thể lây lan sang lòng bàn tay, trên các ngón tay. Loại nhiễm trùng này thường được gọi là herpes whitlow. Trẻ em mút ngón tay cái có thể truyền nhiễm trùng từ miệng sang ngón tay cái.

Các điều trị bệnh vết loét lạnh

Cho đến nay, vẫn chưa có cách chữa trị vết loét lạnh hoàn toàn. Tuy nhiên, các biện pháp can thiệp điều trị ngay giai đoạn sớm được quan sát thấy có thể giúp kiểm soát các đợt bùng phát. Thuốc hoặc kem chống vi-rút bôi ngoài da có thể giúp vết loét lạnh mau khô và lành hơn. Đồng thời, chúng có thể làm giảm tần suất, thời gian diễn tiến bệnh và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát trong tương lai.

Một số loại thuốc kháng vi-rút theo toa (thuốc theo đơn, là một loại thuốc dược phẩm đòi hỏi phải có đơn thuốc y tế) dạng viên uống có thể giúp thúc đẩy nhanh quá trình lành sang thương, bao gồm: Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir, Penciclovir. Một số khác là kem bôi lên vết loét nhiều lần trong ngày. Thuốc viên có hiệu quả được quan sát thấy là tốt hơn kem bôi.

 Thậm chí, đối với những trường hợp nhiễm trùng rất nặng, một số loại thuốc kháng vi-rút có thể được tiêm nhằm nhanh chóng đem lại hiệu quả.

Những người có nguy cơ cao sẽ bị bệnh vết loét lạnh

Hầu như tất cả mọi người đều có nguy cơ bị bệnh vết loét lạnh. Tuy nhiên, nguy cơ bị biến chứng do vi-rút sẽ gia tăng nếu hệ thống miễn dịch bị suy yếu do các tình trạng và phương pháp điều trị như:

+ HIV / AIDS

+ Hóa trị ung thư

+ Thuốc chống đào thải ghép tạng

+ Viêm da dị ứng (chàm)

Các phòng ngừa bệnh vết loét lạnh

Để phòng ngừa tái phát và các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi-rút để người bệnh dùng thường xuyên nếu bị vết loét lạnh hơn chín lần trong một năm hoặc nếu người bệnh có các nguy cơ cao bị những biến chứng nghiêm trọng.

Một số các nghiên cứu y học đã cho thấy ánh sáng mặt trời có thể là yếu tố kích hoạt các đợt tái phát. Vì thế, những người đã từng bị nhiễm vết loét lạnh cần chú ý thoa kem chống nắng vào vị trí vết loét lạnh đã từng xuất hiện, để tránh nguy cơ tái bùng phát.Hoặc nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc sử dụng thuốc kháng vi-rút đường uống để phòng ngừa nếu bạn muốn thực hiện một hoạt động có xu hướng kích thích sự tái phát vết loét lạnh, chẳng hạn như tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gay gắt.

Để tránh lây lan vết loét lạnh cho người khác hoặc từ trên bộ phân này lan sang bộ phân khác trên cơ thể, thì người bị nhiêm vết loét lạnh cần tuân thủ theo một số biện pháp phòng ngừa sau:

+ Giữ bàn tay luôn sạch sẽ: Khi bị vết loét lạnh, hãy rửa tay cẩn thận trước khi chạm vào mình và người khác, đặc biệt là trẻ sơ sinh hay người có sức đề kháng kém

+ Tránh hôn và tiếp xúc da với người khác khi xung quanh miệng đangcó các mụn nước của bệnh vết loét lạnh dovi rút dễ lây lan nhất khi các mụn nước đang trong giai đoạn rỉ dịch

+ Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân như: Dụng cụ ăn uống khăn tắm, son dưỡng môi và các vật dụng cá nhân khác có thể lây lan vi-rút khi mụn nước xuất hiện

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh nấm da chân rất dễ lây, lan ra các bộ phận khác

Bệnh Rosacea gây tình trạng ửng đỏ của da: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Bệnh chốc lở ở trẻ em: triệu chứng, biến chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa

Cách phân biệt nốt phát ban đậu mùa khỉ với bệnh về da khác

Cách phân biệt bệnh đậu mùa khỉ, bệnh thủy đậu chính xác nhất

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook