Tại Tử Cấm Thành Bắc Kinh có một mũi tên đã cắm tại đó hơn 200 năm chưa rút ra, mũi tên nằm đó không phải để trừ tà mà vì một lý do lịch sử nằm tại đó.
Tử Cấm Thành Bắc Kinh
Tử Cấm Thành là nơi ở của các vị vua chúa tại Cố Cung Bắc Kinh trước đây, phía trên tấm hoành phi (tấm biển hiệu) ở cung điện thiết triều luôn có một mũi tên. Được biết, mũi tên này đã cắm ở đó trên 200 năm, vậy thực hư chuyện này là gì? Vì sao các vị Hoàng đế lại đồng ý để một mũi tên cắm tại vị trí quyền uy như vậy?
Chúng ta cần quay ngược lại lịch sử…
Ngày 13 tháng 8 năm 1813, thừa lúc Hoàng Đế Gia Khánh cùng đoàn tùy tùng đi săn bắn tại Mộc Lan, phía bắc Thừa Đức, cung cấm khi đó vắng người, Mục Lâm Thanh (giáo đồ Bạch Liên) nhận thấy cơ hội đã tới, liền lên kế hoạch mưu đồ làm phản. Hắn đặc biệt thân cận với các quan lại trong triều vì thế không ai dám bắt hắn.
Vị trí Tây Hoa Môn, Đông Hoa Môn và Long Tông Môn
Ngày 8 tháng 10, Lâm Thanh đã tập kết hơn 200 quân chính thức công kích vào Tử Cấm Thành. Quân lính chia làm 2 ngả, phía Đông đánh vào Đông Hoa Môn, phía Tây đánh vào Tây Hoa Môn. Dưới sự trợ giúp của một số Thái Giám, Tây Hoa Môn đã nhanh chóng thắng lợi.
Quân khởi nghĩa tấn công Đông Hoa Môn do gặp tình huống bất ngờ nên chỉ có 5 người vào được cổng thành, những Thái Giám dẫn đường quân khởi nghĩa ở cửa Đông khi thấy lượng quân vào ít quá đã vô cùng lo sợ bị lộ thân phận tạo phản, vội vã hô hoán để mọi người lao vào đánh chết những quân khởi nghĩa này.
Ở phía Tây Hoa Môn có hơn 60 người xông vào, giết chết 1 Thượng Y Giám (kỳ thực là một thợ may), thuận đường chúng lao vào khu nhà sách, giết chết một số người đang soạn sách trong đó. Khi chúng lao đến khu Long Tông Môn cách Thái Hòa Điện 1 bức tường thì nơi này cửa đã đóng chặt.
Bọn chúng vừa đập phá cửa vừa chửi bới. Sau đó chúng lấy một số cây gỗ to đâm thẳng vào cổng, các cây gỗ cứ lao tới tấp vào cánh cổng nhưng cánh cổng không hề hấn gì, ngược lại quân khởi nghĩa vô cùng mệt mỏi.
Quân khởi nghĩa biết Long Tông Môn là cửa cuối cùng để đi vào trong cung, nếu vào được trong đó họ sẽ thành công, vì thế họ cố gắng bằng mọi cách phải phá được cánh cửa này. Sau một hồi đập phá cổng không thành, quân khởi nghĩa quyết định trèo tường vào trong để mở cổng.
Khi các quan công đại thần trong cung đều đang vội vàng lao ra ngăn cản, có một vị thân vương trí tuệ hơn người (Đạo Quang Hoàng Đế) cùng Thái giám tổng quản đã dùng súng bắn chim hạ gục những tên trèo tường. Lúc đó quân lính triều đình vừa kịp lao tới, họ là đội quân tinh nhuệ nhất Bắc Kinh, tiếng súng sau đó vang dội Tử Cấm Thành. Quân khởi nghĩa tháo chạy toán loạn, sau 2 ngày 1 đêm mới bị tiêu diệt hoàn toàn.
Long Tông Môn
Mũi tên trên Long Tông Môn là dấu tích từ thời đó để lại, Hoàng đế Gia Khánh không cho nhổ đi mà muốn giữ lại để cảnh báo mọi người. Hai mũi tên một trên cửa, một trên cột gần cửa đã được lưu lại ở đó hơn 200 năm.
Câu chuyện này thật khó tin, một quốc đô nhà Thanh ở Tử Cấm Thành, nơi ở của Hoàng đế, nơi quan trọng nhất của đất nước lại có thể bị 200 người xông vào đe dọa? Còn suýt nữa bị đẩy vào hậu cung. Không ngờ một vết tích nhỏ như vậy cũng mang dấu ấn lịch sử.
Video: Chào mừng đến Thành Phố Tử Thần…
Quỳnh Chi
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.