Trang điểm có thể khiến các sao “thay đổi tính cách” của vai diễn như thế nào?
▼ “Sở Kiều Truyện” đã đến đoạn cao trào, Nguyên Thuần vào vai ác giết Sở Kiều, diễn xuất của Lí Tẩm một lần nữa được khẳng định.
▼ Nhưng Nguyên Thuần vào vai ác vẫn chưa thoát được lối mòn: vào vai ác phải trang điểm đậm. Nguyên Thuần những ngày đầu ngây thơ đáng yêu như một chú thỏ trắng.
▼ Nhưng ngay sau khi chuyển sang vai ác, đuôi mắt được kẻ đậm và dài hơn, cảm giác độc ác ngay lập tức xuất hiện.
Nếu xem xét kĩ về các vai ác, sự khác biệt đó chính là giữa trang điểm đậm và nhạt. Những ai “ác” đa số đều là môi tô đậm lên, kẻ đuôi mắt dài hơn, vẽ mắt sâu một chút, vai xấu sẽ lộ ra rõ rệt.
▼ Khi mới vào cung, nhân vật Chân Hoàn trong Chân Hoàn Truyện được trang điểm khá nhẹ nhàng để tạo cảm giác ngây thơ, dịu dàng.
▼ Nhưng sau khi chuyển sang vai ác, lông mày kẻ nhỏ sắc nét hơn, đường kẻ mắt cũng cao hơn, môi chuyển sang màu đen.
▼ Mị Nguyệt trong Mị Nguyệt Truyện cũng chỉ thêm đường kẻ mắt, môi đỏ thì đã chuyển từ “bông sen trắng” sang “người phụ nữ lắm mưu mô và tham vọng”.
▼ Em gái Mị Nguyệt cũng vậy, ngày trước toát lên vẻ đoan trang đài cát, hiền lành.
Thay đổi lông mày, kẻ mắt, màu môi đậm hơn chút, biến thành vai xấu ngay tức khắc…
Chẳng lẽ trong mắt mọi người, cứ trang điểm đậm thì sẽ thành người xấu? Còn không trang điểm hay trang điểm nhẹ đều là những cô gái trong sáng ngây thơ?
Thực ra, rất nhiều vai phản diện của các bộ phim nổi tiếng màn ảnh Hoa Ngữ đã áp dụng cách thức này rồi. Hiệu quả tương đối tốt.
▼ Hoa Thiên Cốt cũng áp dụng phương pháp này, Hoa Thiên Cốt nhờ vào trang điểm đậm để trở thành yêu thần.
▼ Mạn Thiên trang điểm đậm để đóng vai xấu
▼ Tử Huân từ thượng tiên đến khi lạc vào ma đạo cũng cùng hình thức trang điểm từ nhạt đến đậm.
Những ví dụ nhờ hóa trang để chuyển vai ác vô cùng nhiều, không đếm xuể.
▼ Cao Viên Viên trong vai Chu Chỉ Nhược
▼ Phạm Băng Băng trong vai Võ Tắc Thiên
▼ Lưu Thi Thi trong vai Long Quy
▼ Triệu Lệ Dĩnh trong vai Ngọc Vô Tâm
Tuy nhiên, có một số diễn viên không dựa vào trang điểm mà dựa vào chính diễn xuất để thể hiện vai ác của mình.
▼ Ví dụ như Vương Lệ Khôn trong “Mỹ nhân tâm kế” thủ vai Thận Nhi, cách trang điểm trước và sau hầu như không có sự thay đổi lớn.
▼ Thế nhưng Vương Lệ Khôn có thể bộc lộ đến cùng được lòng dạ độc ác nhân vật Thận Nhi. Toàn bộ quá trình Vương Lệ Khôn đều dùng ánh mắt để diễn xuất, chỉ một ánh mắt mà thể hiện được tâm địa ác độc của nhân vật.
▼ Mỗi lần thực hiện thành công gian kế của mình ánh mắt Thận Nhi đều như thế này.
Tuy không kẻ đuôi mắt dài, cũng không có son môi, nhưng Vương Lệ Khôn vẫn có thể khiến khán giả căm ghét sự độc ác của nhân vật.
▼ Mao Hiểu Đồng trong vai Lí Thường Như (Cẩm Tú Vị Ương) từ đầu đến cuối, trang điểm, trang phục đều không thay đổi.
▼ Lúc ban đầu Lí Thường Như là một cô gái ôn hòa dịu dàng nhưng sau khi trở thành vai phản diện, cách trang điểm không hề thay đổi nhưng ánh mắt sắc bén hơn rất nhiều.
Mặc dù trang điểm, trang phục là những thứ phụ trợ cho việc thể hiện nhân vật phản diện nhưng những vai phản diện nên là một quá trình mẫu thuẫn từ từ, diễn viên cần dựa vào diễn xuất để thể hiện biến hóa nhân vật, nếu chỉ dựa vào trang điểm sẽ chỉ thể hiện được bề nổi bên ngoài mà thôi.
Video: 5 mỹ nhân Hoa ngữ ‘đụng’ phim nào là phim đó ‘đại bại’
Bích Phượng
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.