‘Phạt cười’ nghe thật nực cười, nhưng chính là hình thức sát nhân không thấy máu, sống không bằng chết, hơn nữa chỉ tù nhân có thân phận đặc biệt mới bị sử dụng.
Trong thực tế có rất nhiều hình thức trừng phạt người phạm tội, có người bị giết chết bằng xẻo thịt, chết trong đau đớn, nhưng cũng có hình thức trừng phạt nghe rất kỳ lạ, đó là phạt cười. Theo như các ghi chép từ thời cổ đại, hình thức phạt này thực sự có tồn tại.
Trong bộ tiểu thuyết võ hiệp Ỷ thiên đồ long ký của Kim Dung có một đoạn phạt cười. Lúc Trương Vô Kỵ bị Triệu Mẫn nhốt trong hầm đạo của Lục Liễu Sơn Trang, anh ta làm nhiều cách khác nhau để mong thoát ra nhưng không thể. Cuối cùng anh đã phải dùng đến kế sách phạt cười để uy hiếp. Anh cù vào lòng bàn chân của Triệu Mẫn khiến cô cười đến không chịu được nữa mà phải xin đầu hàng.
Trong thực tế, đây thực sự là một hình phạt, gọi là trừng phạt cười.
Cười là một loại hình phạt cổ xưa, theo ghi chép lịch sử, phạt cười được tìm thấy sớm nhất là vào thời nhà Hán ở Trung Quốc, nhưng chỉ giới quý tộc mới chịu thụ hình loại trừng phạt này. Bởi vì hình phạt này sẽ không để lại dấu vết sát thương trên cơ thể, người thụ hình sẽ được phục hồi nhanh và dễ dàng. Quan trọng hơn là hiệu quả gây chết người cũng không kém hơn bị tra tấn.
Nơi hình thức phạt cười được áp dụng phổ biến chủ yếu ở châu Âu và được áp dụng nhiều từ thời La Mã. Trước khi tra tấn, người ta lấy nước muối để rửa chân cho tù nhân rồi để con dê liếm chân của họ. Hơn nữa, phạt cười không chỉ cù vào chân phạm nhân mà còn ở nách, cổ, rốn cũng được dùng để tra tấn. Ban đầu, kẻ phạm tội cố gắng chống lại cảm xúc, nhưng sau 1 phút, họ không thể nhịn được và phải cười, cuối cùng cười không ngưng dẫn đến thiếu oxy trong máu do nghẹt thở kéo dài.
Khoảng thế kỷ 17, trong 30 năm chiến tranh ở Châu Âu, hình thức phạt cười thường được dùng để bức cung các tù binh. Họ buộc chặt chân tay của tù binh lại, tháo bỏ giày, và bôi mật ong, đường trắng hoặc muối ăn lên lòng bàn chân, sau đó đưa một hai con dê đến liếm món ngon ở lòng bàn chân của tù nhân. Khi dê liếm hết họ lại tiếp tục bôi và để dê liếm tiếp cho đến khi tù binh khai ra mới thôi.
Dựa trên kinh nghiệm cuộc sống, mọi người cảm thấy buồn nên đã tạo ra phản ứng cười là chuyện bình thường. Nhưng tại sao nó lại là một hình phạt? Chúng ta đều biết rằng nếu mọi người không thể nhịn được cười trong một thời gian dài sẽ rất khó chịu. Loại hình phạt này có thể gây tử vong, bởi vì một người khi cười không ngớt sẽ dễ dẫn đến thiếu ô xy và chết vì ngạt.
Trong thực tế, rất ít người không có máu buồn, nhiều nạn nhân sau khi thụ hình thường sẽ lựa chọn nhận tội, do đó phương pháp tra tấn này rất hiệu quả. Hơn nữa, hình thức này khiến người chịu tra tấn sống không bằng chết. Việc cười không ngớt như vậy cũng mang đến cho người tra tấn người khác tận hưởng một chút vui vẻ, do đó sử dụng hình thức này không dễ gây nhám chán.
Trong Thế chiến II, người ta đã chứng kiến tù nhân Đức Quốc xã đã sử dụng hình phạt này. Ban đầu nạn nhân nhịn cười, rồi cười to, tiếp đến vừa cười vừa khóc, thút thít nỉ non, nôn mửa … cuối cùng phải cung khai nếu không sẽ không thở nổi mà chết.
Thật khó trách có người nói rằng cười đến không thở nổi. Đây có lẽ là nguyên nhân. Phạt cười quả là sự trừng phạt khủng khiếp hơn cả hình phạt đẫm máu!
Video: 35+ Phương pháp tra tấn man rợ dưới thời Giang Trạch Dân
San San
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.