Thứ Ba, 29/05/2018 | 13:57

Mùa hè nóng bức, nhiệt độ cao là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về da liễu như ngứa, mụn nhọt, ghẻ, tổ đỉa…Các bệnh về da mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, đặc biệt là trẻ nhỏ thưởng quấy khóc, chậm lớn… Để điều trị bệnh, các chuyên gia đã chỉ ra tổ hợp các bài thuốc nam đã được y học cổ truyền ứng dụng có hiệu quả.

Rau sam, lá xoan và lá đào

Phương pháp: Phối hợp dùng rau sam (30g), lá xoan (20g), lá đào (10gr) đem rửa sạch, giã nhuyễn ngâm với rượu trong lọ thủy tinh với 3 chén rượu trắng. Hỗn hợp trên để sau một đêm là dùng được.

Khi sử dụng: Dùng 3-4 lần/ngày, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.

Lá trầu không, vỏ cây nhãn và phèn chua

Phương pháp: Vỏ cây nhãn, lá trầu không một lượng 120 gr vỏ cây nhãn thái lát mỏng, 60 gr lá trầu tất cả đã được rửa sạch. Tiếp theo vò nát lá trầu không, phèn chua 20 gr đun sôi với 400ml nước cho đến khi cạn còn 100ml nước.

Sau đó lọc bã lấy nước cho vào chai thủy tinh dùng bôi hàng ngày sáng tối. Lưu ý: Bảo quản nơi hỗn hợp trên nơi thoáng mát.

Cây chẻ cỏ

Phương pháp: Dùng 20-40gr lá chè cỏ nấu nước tắm rửa hoặc xông hàng ngày cho đến khi các vết ngứa, ghẻ khỏi hẳn.

Vỏ cây xoan trắng và quả bồ kết

Phương pháp: Tán mịn vỏ trắng cây xoan (50gr) thái lát mỏng đã sao giòn cùng quả bồ kết (50gr) bỏ hạt cũng sao giòn.

Tiếp theo trộn cùng 100ml dầu vừng bôi ngày 1-2 lần lên chỗ ghẻ. Bôi liên tục 2 đến 3 tuần bệnh sẽ giảm hẳn.

Cây ba chạc chữa mẩn ngứa, ghẻ

Để điều trị ghẻ ngứa, chốc lở chỉ cần hái một nắm lá ba chạc to gồm cả cành non (khoảng 50gram- 100gram) còn tươi sau đó đem rửa sạch rồi đun cùg 4-5 lít nước trong khoảng 30 đến 60 phút.

Khi sử dụng: Dùng khi nước còn ấm để tắm, bã dùng xát mạnh vào các nốt nước ngày 1 lần. Các chuyên gia khuyến cáo cần sử dụng liên tục trong nhiều ngày đến khi khỏi hoàn toàn.

Cây kiến cò, muồng trâu và rượu trắng

Phương pháp: Phối hợp dùng rễ, cành, lá cây kiến cò (20gr), rễ cây muồng trâu (20g) đem cắt ngắn, đập nát ngâm trong rượu 100ml rượu 45 độ trong 1 tuần. Khi sử dụng, dùng tăm bông tẩm hỗn hợp trên bôi vào chỗ ghẻ 2 lần/ngày. Bôi liên lục cho đến khi khỏi hẳn thì thôi.

Tắm bằng lá đào

Trong Đông y, lá đào thường có vị đắng, tính bình có tác dụng sát khuẩn rất tốt vì thế đây là vị thuốc được dùng nhiều trong dân gian.

Phương pháp: Dùng lá đào rửa sạch rồi đun nước tắm hàng ngày. Ngoài ra có thể dùng lá đào tươi xát tắm hoặc phối hợp với lá dầu tằm giã nát đắp tại chỗ để chữa vết thương do ghẻ lở gây ra.

Trị ghẻ với nước tắm lá đơn tướng quân

Kết quả các nghiên cứu gần đây cho thấy lá đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, kháng khuẩn mạnh vì thế có tác dụng điều trị rất tốt các bệnh mẩn ngứa.

Phương pháp: Lấy một nắm lá đơn tướng quân (lá đỏ) còn tươi sau đó rửa sạch, thái nhỏ rồi đun sôi với 5 lít nước và tắm khi nước còn ấm.

Lưu ý: Tắm đều đặn hàng ngày, liên tục trong vòng 3-5 ngày các mụn ghẻ lở sẽ khô miệng và lành hẳn.

Giá trị của các loại thuốc nam trong điều trị mẩn ngứa, ghẻ lở…đã được khoa học chứng minh. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người dân khi sử dụng không nên để thuốc dây vào mắt. Đặc biệt, để trị bệnh tận gốc, tránh tình trạng lây nhiễm từ người này sang người khác cần áp dụng điều trị cho tất cả những người thân trong gia đình mặc dù không xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Tổ hợp các bài thuốc điều trị ghẻ, ngứa cực kỳ hiệu quả

Bài liên quan: Những tác dụng ít biết của cây bìm bìm

Theo camnangbenhdalieu.com

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook