Không giống như trong phim đâu, bạn sẽ thật sự ngạc nhiên, thậm chí là sốc khi nhìn thấy cơ thể bé mới sinh đấy!
Chắc hẳn bé sẽ không giống với những gì bạn mong đợi, da bé nhăn nheo như một cụ già, đầu bé hơi méo và có vài vết bầm, mí mắt sưng húp vì chịu áp lực khi đi ngang qua âm đạo… Hình dáng cơ thể bé lúc mới sinhCác bé mới sinh có trọng lượng và chiều dài không giống nhau. Trung bình cân nặng của bé mới sinh giao động từ 2,5 – 4,5 kg và chiều dài của bé thay đổi từ 48 – 51cm. Đầu béĐầu bé vẫn còn to so với phần còn lại của cơ thể, chiếm khoảng 1/4 chiều dài. Do quá trình rặn đẻ nên đầu bé sẽ hơi méo, và có thể có một vài vết bầm. Nhưng sau một vài tuần, đầu bé sẽ trở lại bình thường và các vết bầm sẽ biến mất. Trên đỉnh đầu bé có một lõm mềm (thóp) nơi các xương sọ chưa kết hợp với nhau. Thóp sẽ kín khi bé được 18 tháng.
Lúc mới sinh, móng tay bé rất dài và sắc.
MắtBé mới sinh không thể mở mắt ngay được vì mắt bé sưng húp do áp lực lúc rặn đẻ. Tuy nhiên, bạn cũng nên yêu cầu bác sĩ kiểm tra lại mắt bé vì đôi khi có nhiễm trùng. Mắt bé cũng có thể bị ra ghèn, triệu chứng này tuy không trầm trọng nhưng cần có sự điều trị của bác sĩ. Mắt bé có thể bị lé, nhìn nghiêng hoặc nhìn chéo. Điều này rất bình thường do bé chưa quen với việc tập trung cả 2 mắt cùng một lúc. Hiện tượng này sẽ hết sau khi các cơ mắt bé phát triển toàn diện. Và bạn biết không? Cho tới khi bé được 6 tháng tuổi, bạn mới có thể xác định được màu mắt thật của bé.Tay và chânBạn có thể thấy tay chân bé nổi sắc xanh, đó là do hệ tuần hoàn của bé vẫn chưa thực sự ổn định. Nếu bạn chuyển bé sang một tư thế khác, tay chân bé sẽ trở nên hồng hào. Lúc mới sinh, móng tay bé rất dài và sắc, bạn hãy cắn hoặc khéo léo dùng kéo để cắt cho bé, tránh để bé cào xước da.VúVú của bé trai và bé gái lúc mới sinh thường căng phồng và có thể tiết ra một ít sữa non do ảnh hưởng các nội tiết tố thai nghén của mẹ. Trong vòng vài ngày hiện tượng này sẽ mất đi.
Vú của bé trai và bé gái lúc mới sinh thường căng phồng và có thể tiết ra một ít sữa non.
Bộ phận sinh dụcBộ phận sinh dục trông có vẻ lớn ở cả bé trai lẫn bé gái.Bé gái có thể tiết dịch “huyết trắng” từ âm hộ. Điều này là do các kích thích tố của người mẹ và hiện tượng này sẽ sớm biến mất.Tinh hoàn của bé trai có thể bị tụt vào trong bẹn. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường.Dây rốnCuống rốn còn lại sẽ khô và chuyển dần sang màu gần như đen trong vòng một đến hai ngày sau sinh. Sau khoảng 10 ngày, cuống rốn sẽ tự rụng. Một số bé có thể bị lồi rốn, là do có một khối u nhỏ sát rốn. Tuy nhiên, khối u này sẽ mất đi trong vòng một năm. Nếu khối u vẫn tồn tại và to ra thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ.DaBé mới sinh thường có những mảng da khô mỏng trên tay, chân do bị ngâm quá lâu trong nước ối khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, bé có thể có những vết đốm hoặc nổi ban nhưng chúng sẽ tự mất đi. Với những bé sinh sớm, toàn thân bé sẽ được bao phủ bởi lớp lông tơ (một số bé chỉ có lông ở đầu hoặc ở vai). Lớp lông này sẽ tự bong tróc trong vòng khoảng 2 – 3 tuần. Có những trường hợp toàn thân bé được bao phủ bởi một lớp sáp trắng (vernix), là chất nhờn bảo vệ da bé trong tử cung, có thể dễ dàng lau sạch. Ngoài ra, bé của bạn có thể có những cái bớt bẩm sinh. Có những bớt sẽ tự mất đi, tuy nhiên có những cái bớt sẽ tồn tại vĩnh viễn trên da bé.
Toàn thân bé được bao phủ bởi một lớp sáp trắng (vernix), là chất nhờn bảo vệ da bé trong tử cung, có thể dễ dàng lau sạch.
PhânLúc mới sinh, ruột bé chứa một chất màu sậm, dính, gọi là phân su. Khi bé bắt đầu bú, phân đổi màu. Nếu bạn thắc mắc bất cứ vấn đề gì về thiên thần của bạn, bạn nên hỏi bác sĩ hay y tá để được tư vấn nhé!
Các bác sĩ nhi khoa sẽ chia sẻ với các mẹ những thông tin đáng ngạc nhiên về trẻ sơ sinh.
Chưa có bình luận.