Thứ Năm, 01/06/2017 | 11:33

Nhiều người rất khỏe mạnh nhưng đột nhiên tử vong. Có người hàng trăm thứ bệnh trên người, mặt mũi nhợt nhạt như sắp chết nhưng lại có thể sống lâu. Tại sao lại như vậy? Trung y danh tiếng tỉnh Giang Tô, giáo sư trường Đại học Trung y dược Nam Kinh, thầy Hoàng Hoàng sẽ tiết lộ cho bạn.

Tại sao người nhiều bệnh sống lâu, người không bệnh lại chết sớm? 10 bí quyết giúp mọi người trường thọ
Thầy Hoàng Hoàng, trung y danh tiếng tỉnh Giang Tô, giáo sư học viện y học cơ sở trường đại học Trung y dược Nam Kinh.

Dưỡng sinh có tác dụng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Về phương diện này, kinh nghiệm dưỡng sinh truyền thống của Trung Quốc vô cùng phong phú. Cuốn sách cổ “Hoàng đế nội kinh” từ hơn 2.000 năm trước đã luôn đề cao trí tuệ của người xưa về phương diện dưỡng sinh. Nói về vấn đề này, trước tiên phải nói đến một số hiện tượng xung quanh chúng ta.

1. Nữ giới sống thọ hơn nam giới

Theo một báo cáo, những người sống thọ trăm tuổi ở khắp nơi trên thế giới đều có cùng một điểm chung là trên 95% là nữ giới. Tại sao phụ nữ lại sống thọ?

Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân là phụ nữ chỉ hơi khó chịu đã lo đến bệnh viện, điều này giúp họ tránh được rất nhiều rủi ro. Có thống kê chỉ rõ tần suất đàn ông đi khám bác sĩ thấp hơn phụ nữ 28%. Vả lại, bệnh nhân nữ nghe lời bác sĩ hơn bệnh nhân nam.

Tại sao người nhiều bệnh sống lâu, người không bệnh lại chết sớm? 10 bí quyết giúp mọi người trường thọ

2. Thường xuyên vào bệnh viện lại sống lâu hơn

Chỉ có người từng trải qua một cơn bệnh nặng mới biết được tầm quan trọng của sức khỏe. Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính có ý thức tự bảo vệ sức khỏe rất cao: Có triệu chứng khác thường liền vào bệnh viện, cảm thấy hơi khó chịu sẽ chú ý sức khỏe ngay. Vì vậy, tuy cơ thể yếu, nhưng họ có thể “luồn lách” qua cửa viện để sống qua 90 tuổi.

Tại sao người nhiều bệnh sống lâu, người không bệnh lại chết sớm? 10 bí quyết giúp mọi người trường thọ

3. Tùy tiện sử dụng thực phẩm chức năng 

Gần đây xuất hiện nhiều sản phẩm được quảng cáo rầm rộ, có rất nhiều công dụng như bổ thận tráng dương, ôn bổ thận suy… rất nhiều người sử dụng thuốc bổ bừa bãi, không phù hợp quan niệm của y học Trung Quốc. Điều này không tốt cho sức khỏe. Đông trùng hạ thảo cũng không phải là thần dược. Hiện nay, nhiều bệnh nhân sử dụng một cách mù quáng những thứ ấy, tốn kém nhiều mà không đạt hiệu quả.

4. Ăn ít trường thọ, ăn tham tổn thọ

Tại sao người nhiều bệnh sống lâu, người không bệnh lại chết sớm? 10 bí quyết giúp mọi người trường thọ

Sách Trung y cổ đại có rất nhiều nội dung liên quan đến ẩm thực dưỡng sinh mà trong đó rất nhiều đều nói đến hai chữ: “tiết thực”. Tiết thực không phải là không ăn uống mà là điều tiết chất lượng và số lượng thức ăn.

Người xưa nói, bữa tối giảm một miếng ăn, sống đến 99 tuổi. Hiện nay có rất nhiều bệnh viêm tụy cấp tính, sỏi mật cấp tính phát tác, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phần lớn đều liên quan đến ăn uống nhiều thả phanh không kiểm soát. Ăn tham, ăn nhiều sẽ tổn thọ; ngược lại, ăn ít sẽ trường thọ.

Ăn như thế nào mới là không quá nhiều?

Sau khi ăn xong: Không cảm thấy chướng bụng, không tức ngực, không khó thở.

Những lợi ích bạn có thể cảm thấy ngay sau khi áp dụng hình thức dưỡng sinh này là:

Buổi tối: Cảm thấy miệng không khô, không đắng, không dính miệng, không ngáy, không chảy nước dãi.

Ban ngày: Đầu óc tỉnh táo, không có cảm giác mệt mỏi, hiệu suất làm việc cao.

5. Không ăn mặn, không kén ăn, ăn nhiều rau

Nhà dinh dưỡng học Trung Quốc khuyên một người không nên ăn quá 6 gram muối mỗi ngày và nên ít ăn thịt. Chuyên gia tim mạch nổi tiếng Hồng Chiêu Quang trong lúc giảng về đạo lý này cũng thường đưa ra ví dụ: Con người có khoảng 28-32 chiếc răng. Trong đó 4 chiếc răng nanh có thể cắn xé, dùng để nhai thịt; 8 chiếc răng cửa dùng để nhai rau củ quả; 16 chiếc răng hàm, dùng để nghiền các loại ngũ cốc. Cũng có nghĩa là răng dùng để nhai thịt rất ít, răng nhai rau nhiều hơn.

Thức ăn nhiều chất béo, chất đạm khiến cơ thể dễ béo phì và mắc gan nhiễm mỡ. Đặc biệt nhiều thanh niên hơn 30 tuổi đã vác “cái bụng bia” rồi, điều này rất nguy hiểm.

6. Đi bộ là kiểu vận động rẻ nhất, có hiệu quả nhất

Đi bộ là phương pháp vận động cổ xưa, đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nhóm người vận động thấp hơn nhóm người không vận động từ 30% đến 50%.

Nên đi bộ mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2.000 mét, thời gian khoảng 30 đến 45 phút.

Đi bộ xong không khó thở, tim không đập nhanh, không bị chóng mắt, không đổ quá nhiều mồ hôi, toàn thân thấy dễ chịu, hôm sau không cảm thấy mệt, như vậy mới là thích hợp.

Tại sao người nhiều bệnh sống lâu, người không bệnh lại chết sớm? 10 bí quyết giúp mọi người trường thọ

7. Có quá nhiều người chết trẻ, phải có ý thức tự giữ gìn sức khỏe

Có rất nhiều trường hợp đàn ông cơ thể rất khỏe mạnh nhưng lại đột nhiên phát bệnh cấp tính rồi qua đời. Tại sao những người trung niên này ngày thường rất khỏe mạnh lại chết sớm?

Nguyên nhân chính là do họ bất cẩn, chủ quan, ỷ vào cơ thể khỏe mạnh, liều mình kiếm tiền, thức đêm tiệc tùng, kết quả là kiệt sức. Vì vậy cần phải tự có ý thức giữ gìn sức khỏe của mình. 

8. Không có bệnh cũng phải kiểm tra sức khỏe định kỳ

Tại sao người nhiều bệnh sống lâu, người không bệnh lại chết sớm? 10 bí quyết giúp mọi người trường thọ

Nhiều người cho rằng sức khỏe họ rất tốt, hàng ngày đều tập thể dục nên không đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Còn có người cho rằng sử dụng thực phẩm chức năng mỗi ngày chắc chắn sẽ không mắc bệnh.

Thật ra nếu có bệnh mà bạn không phát hiện ra sớm, không điều trị kịp thời thì cho dù có ngâm mình trong canh nhân sâm cũng không cứu nổi bạn đâu.

9. Tâm bình thường mới trường thọ, tâm so sánh là tổn thọ nhất

Dưỡng sinh là phải dưỡng tâm trước, đây là quan niệm dưỡng sinh truyền thống của người xưa. Dưỡng tâm chính là điều chỉnh tâm thái, đặc biệt là tâm thái trong cuộc sống ngày thường. Tâm thái tốt thì sẽ trường thọ, tâm thái không tốt thì sẽ sinh bệnh.

Tại sao người nhiều bệnh sống lâu, người không bệnh lại chết sớm? 10 bí quyết giúp mọi người trường thọ

Trong các loại tâm thái thì tâm so sánh phát ra nhiều năng lượng tiêu cực nhất. Nó khiến chúng ta cảm thấy bất mãn, không hài lòng, oán hận hoặc trầm cảm. Vì vậy người ôm giữ tâm so sánh, đố kỵ sẽ đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Người xưa hay nói: “Thân thể có bệnh trong lòng tự biết, thân bệnh nên để tâm tự chữa” cũng là muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của dưỡng tâm.

Còn đối với người coi nhẹ tiền bạc, vật chất, sống thảnh thơi, ung dung, tự tại thì họ thường sống rất lâu, tâm hồn cũng rất vui vẻ khoáng đạt, mọi người đều yêu quý.

10. Lương cao không bằng tuổi cao, tuổi cao không bằng vui vẻ 

Tại sao người nhiều bệnh sống lâu, người không bệnh lại chết sớm? 10 bí quyết giúp mọi người trường thọ

Khi con người vui vẻ, cơ thể bài tiết ra hormone có lợi dẫn truyền thần kinh, một số hoạt chất của enzyme cũng gia tăng. Những chất này có thể làm gia tăng sự hưng phấn của thần kinh, điều tiết chức năng của nội tạng, làm tăng cường thể chất. Vì vậy mới nói vui vẻ cũng là một loại thuốc. Vậy thì, thuốc vui vẻ nằm ở đâu?

Cuộc sống gia đình có thể mang đến rất nhiều niềm vui. Điều này được coi là một trụ cột quan trọng của sức khỏe. Một điều tra phát hiện người khỏe mạnh nhưng cô đơn có khả năng tử vong trong vòng 10 năm gấp hai lần những người khỏe mạnh khác.

Hoặc bạn có thể tích cực phát huy sự nhiệt tình để cống hiến cho xã hội. Ví dụ như tham gia các hoạt động công ích tại khu vực sinh sống, tham gia hoạt động từ thiện xã hội. Đây cũng là một cách làm con người trở nên vui vẻ.

Không ít người già thích tụ tập cùng nhau để ca hát, nhảy múa. Hòa trong tiếng hát, tâm hồn của họ được yên bình. Đặc biệt là những bài hát thời xưa có thể mang đến hồi ức tốt đẹp làm khơi dậy tình yêu với cuộc sống. Đây chính là một loại thuốc bổ đặc biệt công hiệu.

Video Thị trấn cổ tích 700 năm không sửa đường, đến nhà hàng xóm phải chèo thuyền

Châu Yến Lâm

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook