Thứ Bảy, 16/01/2016 | 13:30

Đại dương hành xử theo một cách rất kỳ lạ và khác thường. Điều này khiến nó trở nên cực kỳ nguy hiểm.

Có mặt trên những con tàu du lịch sang trọng luôn là một trải nghiệm tuyệt vời. Nhưng, nếu chẳng may, bạn sảy chân ngã từ trên tàu xuống biển đêm đen kịt, thì cơ may sống sót của bạn là bao nhiêu?

Hãy cùng điểm qua những hiểm họa chết người khi bạn phải đối mặt với viễn cảnh rơi từ trên tàu du lịch xuống biển.

Đầu tiên, phải kể đến độ cao: va chạm với nước ở một tốc độ nhất định sẽ giống như va chạm với bê tông vậy. Những con tàu du hành hiện đại và sang trọng thì luôn luôn có kích thước rất lớn, và gần như bạn sẽ phải chịu những thương tích rất nghiêm trọng khi va phải mặt nước – khoảng cách từ boong tàu xuống mặt nước là dài dằng dặc, hãy thử tượng tượng việc rơi xuống từ độ cao 70m. Những chấn thương như vỡ xương chậu, gãy chân, sụn cột sống hay vỡ nội tạng là hoàn toàn có thể xảy ra.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi từ tàu du lịch xuống biển?

Tàu Queen Mary 2 có độ cao gần 70m.

Nếu bạn vượt qua được thử thách đầu tiên, vẫn còn đó chân vịt của tàu: bạn đang trong tình thế cực nguy hiểm khi đang ở rất gần một con tàu cần đến một tới hai dặm để dừng lại, và rõ ràng những người lái tàu sẽ chẳng thể biết được sự có mặt của bạn. Những người bơi gần các con tàu lớn thường bị cuốn vào hệ thống động cơ và, về cơ bản, là thành thịt xay luôn.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi từ tàu du lịch xuống biển?

Bạn nghĩ mình có cơ may khi chống chọi với thứ này?

Lại cho rằng bạn còn sống sót, tiếp theo sẽ là sự kiệt quệ: khi phải bơi đứng, với một người không phải vận động viên, thì chỉ trụ được từ 30-45 phút. Nếu không cố gắng bơi hay không có phao cứu hộ, bạn sẽ theo tự nhiên mà sấp mặt xuống nước. Hơn nữa, việc bơi với quần áo trên người là cực, cực kì khó khăn. Quần áo của bạn sẽ ngấm nước, trở nên nặng nề và khiến cho mọi cử động đều rất tốn sức. Quần áo cũng chả giúp gì cho bạn trong việc giữ ấm cả. Và nếu không nói, liệu có ai biết cởi giày ra trong tình huống đó? Đương nhiên là không. Bơi với chúng sẽ gần như là việc không thể.

Tiếp theo, sẽ là việc hạ thân nhiệt: ngay cả vùng biển ấm áp nhất, đại dương vẫn rất lạnh và bạn sẽ chỉ sống tính bằng giờ nếu cứ ngâm mình trong nước. Hơn nữa, nếu nước trở nên ấm, thì nguy cơ hạ thân nhiệt sẽ được thay thế bởi cá mập. Bạn sẽ chọn cái nào?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi từ tàu du lịch xuống biển?

Chịu lạnh hay chịu cá mập?

Và nếu bạn vẫn còn sống sót, thì hãy còn đó chuyện sặc nước: dưới biển, ngay cả khi bạn có phao, thì việc kiệt sức bởi những cơn sóng vỗ thẳng vào mặt mình là chuyện hiển nhiên, bạn sẽ chẳng dễ dàng gì mà hít thở. Áo phao của thủy thủ hay những công nhân dàn khoan chẳng hạn, thường có màn chắn sóng là vì như vậy – để có thể ngăn những đợt sóng đập vào mặt bạn. Trong trường hợp này, bạn chẳng hề có nó.

Bằng cách nào nó bạn vẫn kiên cường sống sót, thì việc tìm một ai đó trôi trên một vùng nước mênh mông là không hề dễ. Thực sự là vậy. Với việc chỉ có đầu, hay thêm cả cánh tay là nổi trên mặt nước, và với những đợt sóng liên tục cao khoảng 20cm, bạn sẽ bị khuất khỏi tầm mắt dễ dàng.

Trong các khóa học lái thuyền buồm, một bài tập cơ bản là giáo viên sẽ ném một miếng đệm chống va xuống biển và nói “hãy tập luyện cách cứu lấy thủy thủ đoàn đó!”. Đây là việc cự kỳ khó khăn. Nếu chỉ cần bạn mất tập trung trong chớp mắt, bạn sẽ mất dấu hoàn toàn giữa hàng loạt đợt sóng trong khi chẳng có chút hình ảnh nào để tìm kiếm. Và đây mới chỉ là một con thuyền rất nhỏ, gần với mặt nước, thì liệu bạn có thể nhìn thấy được một cái đầu bé tí nổi trên mặt nước từ trên boong của một tàu du lịch khổng lồ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi từ tàu du lịch xuống biển?

Tìm kiếm bằng trực thăng cứu hộ cũng không hề đơn giản.

Ngay cả khi bạn được theo dấu bởi một thiết bị GPS, hàng giờ, bạn sẽ trôi theo gió/theo dòng nước hay rất nhiều yếu tố khác mà kể các siêu máy tính cũng chẳng thể tính toán được, nghĩa là vùng tìm kiếm sẽ ngày càng lớn hơn theo thời gian. Ngay cả với tàu hay trực thăng cứu hộ thì việc tìm kiếm cái đầu bé nhỏ trôi nổi giữa hàng triệu đợt sóng, cũng giống như việc tìm hộ bố bạn một con ốc vít rơi đâu đó trên bãi cỏ vậy. Mà trong trường hợp này, bãi cỏ của bạn còn thay đổi liên tục, và con ốc vít thì lăn khắp nơi theo các hướng chẳng thể xác định nổi. Và những nguy cơ đã nói phía trên thì vẫn luôn rình rập bạn chứ chúng cũng không bỏ bạn mà đi ngay đâu.

Tại Mỹ, với lực lượng cứu hộ biển được trang bị hiện đại với những trực thăng, camera chất lượng quân sự, cảm biến nhiệt… tốt nhất trên thế giới. Thì họ vẫn phải cần đến hàng giờ để tìm kiếm người mất tích, và không phải lúc nào cũng thành công. Không phải là họ không đủ năng lực. Đơn giản, rơi xuống biển là một trong những hiểm họa đáng sợ nhất khi nói về đại dương. Đây chẳng hề là chuyện đùa, và hy vọng bạn sẽ cẩn thận hơn để không phải đối mặt điều này.

Tổng hợp.

Nguồn: GenK

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook