Như chúng ta đã biết sâu răng là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó nhiều nhất là trẻ em. Bệnh thực chất là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá chất vô cơ (tinh thể can-xi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra.
Như chúng ta đã biết sâu răng là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó nhiều nhất là trẻ em. Bệnh thực chất là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá chất vô cơ (tinh thể can-xi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra.
Trong một công bố mới đây các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Virus thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc mới đây đã báo cáo về công trình nghiên cứu vắc xin phòng sâu răng của mình trên tạp chí Scientific Report.
Theo đó, các nhà nghiên cứu một hỗn hợp protein có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của bệnh mục răng – bệnh sâu răng do vi khuẩn Streptococcus mutans (S. mutans) gây ra.
Trong những nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã cố giữ không để hình thành các lỗ sâu răng bằng việc sử dụng hỗn hợp protein rPAc của vi khuẩn S. mutans với protein KF trong vi khuẩn E.Coli. Tuy hỗn hợp có thể ngăn chặn được sâu răng nhưng nó lại gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như bị sưng viêm.
60-90% học sinh và cả người lớn, từng bị sâu răng. (Ảnh minh họa).
Để hạn chế những ảnh hưởng phụ này, họ đã phát triển hỗn hợp protein đời thứ 2 có tên KFD2-rPAc.
Trong thử nghiệm với chuột, các nhà khoa học đã đưa hỗn hợp với vào người chuột qua khoang mũi. Với những con chuột chưa bị sâu răng, hỗn hợp này nâng hiệu quả dự phòng lên tới 64,2%. Còn với những con chuột đã bị sâu răng, vắcxin giúp tăng hiệu quả điều trị lên tới 53,9%. Như vậy, vắcxin vẫn giữ được hiệu quả phòng trị bệnh, trong khi lại giảm được tác dụng phụ với bệnh nhân.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe chính tại hầu hết các quốc gia công nghiệp bất chấp những tiến bộ trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng. 60-90% học sinh và cả người lớn, từng bị sâu răng.
Dù rất có triển vọng, nhưng vẫn cần nhiều cuộc thử nghiệm khác nữa trước khi các nhà khoa học đưa ra được phiên bản vắc xin dùng được trong thí nghiệm lâm sàng
Chưa có bình luận.