Hơn nửa triệu mảnh rác vũ trụ lơ lửng quanh quỹ đạo Trái Đất đang là hiểm họa lớn đối với loài người.
Rác vũ trụ được NASA định nghĩa là “các mảnh vỡ không gian từ bất kì món đồ nhân tạo nào quay quanh Trái Đất nhưng không có chức năng cụ thể”. Rác vũ trụ hiện đang tích lũy đày dặc quanh Trái Đất bởi con người không có ý định dọn dẹp nó.
Trái Đất trước và sau khi phóng các vệ tinh, tên lửa, thiết bị hàng không vào vũ trụ.
Theo Tech Insider, kể từ khi vệ tinh đầu tiên phóng lên quỹ đạo cuối những năm 50, lượng rác con người đưa lên vũ trụ ngày càng gia tăng. Các vệ tinh hết hạn sử dụng không được thu hồi về Trái Đất mà thường bị bỏ mặc trôi nổi ngoài vũ trụ. Vận tốc bay của nó lên đến 2.8003 km/h và có nguy cơ tạo nên lực va chạm cực lớn với các thiên thạch hay các mảnh vỡ khác.
Rác vũ trụ bao phủ dày đặc quỹ đạo của Trái đất.
Một cú va chạm sẽ phá hủy vệ tinh thành hàng trăm mảnh phế liệu nhỏ. Trái Đất sẽ hút chúng thành một vòng bao quanh quỹ đạo địa cầu. Hơn nửa triệu mảnh rác nặng tới 5.500 tấn bay kín đặc sẽ cản trở việc đưa con người ra ngoài không gian.
Sự cố nổ tàu Columbia năm 2003 được NASA dự đoán là do tàu va phải một mảnh thiên thạch siêu nhỏ hoặc rác vũ trụ. Nhà du hành vũ trụ Tim Peake cũng góp phần khẳng định điều này khi ông nhìn thấy nhiều vết nứt trên cửa sổ Trạm vũ trụ Quốc tế do các vật thể nhỏ gây ra.
Rác vũ trụ gây cản trở lớn cho việc đưa con người ra ngoài khoảng không.
Envisat – vệ tinh quan sát Trái Đất có kích thước bằng xe buýt 2 tầng – hiện là mảnh rác vũ trụ lớn nhất quay quanh Trái đất. Các nghiên cứu viên dự báo, sẽ có tới 18 vụ va chạm lớn nhỏ xảy ra ngoài vũ trụ trong vòng 200 năm tới. Trung tâm Hàng không Vũ trụ Johnson (Mĩ) cho biết, lượng rác vũ trụ sẽ ổn định từ nay đến trước năm 2055 nếu các nước ngừng phóng thêm các vệ tinh hay tên lửa vào không gian.
“Tuy nhiên, để dọn hết đống rác hiện tại, chúng ta sẽ mất rất nhiều năm và phải huy động một lượng lớn các kĩ sư, nhà khoa học, luật sư và cả các nhà kinh tế” – Tiến sĩ Hugh Lewis tới từ ĐH Southamton nói.
Vào năm 2007, tấm tản nhiệt từ tàu con thoi Endeavour bị thủng do va chạm với mảnh rác vũ trụ.
Ông Lewis cũng giải thích thêm về tình trạng ô nhiễm môi trường không gian hiện đang là hiểm họa lớn đến thế nào. “Các thiết bị sử dụng dịch vụ cung cấp từ vệ tinh cũng rất dễ gặp trục trặc bởi rác vũ trụ. Đây là vấn đề nghiêm trọng nhưng ít ai quan tâm tới.”
Các bức bình phong dạng lưới nhằm bảo vệ sự va chạm giữa các thiết bị hàng không và rác vũ trụ được đưa vào sử dụng. Theo đó, các mảnh vỡ từ rác vũ trụ sẽ hóa thành dạng bột sau khi nổ tung do va chạm. Tuy nhiên, đây không phải là cách giải quyết triệt để cho vấn đề môi trường toàn cầu này.
“Rác vũ trụ cần phải được dọn dẹp và những nhà du hành trôi nổi ngoài không gian nên được thu hồi về Trái Đất.” – Stuart Grey, thành viên phòng thí nghiệm đo đạc và định hướng không gian Anh cho biết.
Video: NASA phá hủy tàu vũ trụ tỉ đô để bảo vệ người ngaoif hành tinh – Khoa học huyền bí
Theo Thethaovanhoa.vn
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.