Thứ Tư, 28/03/2018 | 15:48

Nguyên lý của thuỷ châm để có tác dụng trong điều trị bệnh

Theo học thuyết kinh lạc

12 kinh mạch bên trong phụ thuộc 12 tạng phủ, bên ngoài nối với các khớp chân tay. Nhờ hệ kinh lạc mà các bộ phận trong cơ thể cấu thành một tổ chức hoàn chỉnh, thống nhất.

Giữa tạng và tạng có quan hệ mật thiết với nhau.

Giữa tạng với phủ và giữa đường kinh này với đường kinh khác có quan hệ không thể tách rời .

Vd: Đường kinh phế đi từ trung tiêu xuống liên lạc với Đại trường nên Phế và Đại trường có quan hệ biểu lý với nhau. Khi nội tạng có bệnh sẽ biểu hiện ra bên ngoài nên khi kích thích vào các bộ vị nhất định ở ngoài da cũng có phản ứng tới nội tạng.

Theo Pap- Lốp

Vỏ não là cơ quan phản xạ có điều kiện. Mọi biến hoá của bệnh lý là do sự biến hoá cơ năng của thần kinh cao cấp gây ra.

Vỏ não quản lý mọi hoạt động của nội tạng.

Khi thuỷ châm vào một huyệt vị trên cơ thể sẽ truyền xung động kích thích đó đến vỏ não, rồi từ vỏ não phản xạ tới các cấp của hệ thần kinh, để điều chỉnh tất cả hoạt đông của co quan nội tạng nên chữa khỏi bệnh.

Ngoài ra trên mặt da có các điểm ( Kinh huyệt ) vô cùng nhỏ bé là những điểm hoạt động do cơ năng của các nội tạng phản ánh trên da. Nên khi thuỷ châm tức là kích thích vào các kinh huyệt chữa bệnh.

Theo dược lý

Bất cứ một loại thuốc tiêm nào đó thích hợp với tiêm bắp hoặc tiêm tiêm dưới da ( trừ những loại thuốc có tác dụng kích thích quá mạnh ), thì dù tiêm vào bất cứ bộ vị nào dưới da hoặc bắp thịt cũng có tác dụng dược lý như nhau.

Ngoài tác dụng dẫn truyền cảu huyết dịch, thuốc được tiêm vào kinh huyệt có thể qua tác dụng của kinh lạc giúp cho cơ thể hấp thu thuốc nhanh, tác động mạnh tới bộ vị có bệnh mà chỉ cần liều lượng nhỏ ( đặc biệt các loại thuốc có tác dụng gây hưng phấn hay gâu ức chế các trung khu thần kinh ).

Trong khi thuỷ châm về tác dụng dược lý, có rất nhiều ưu điểm:

Cùng một thứ thuốc nếu tiêm vào huyệt vị thích ứng trên cùng một bệnh nhân, tác dụng dược lý mạnh hơn khi không tiêm vào huyệt vị.

Cùng một thứ thuốc nếu tiêm vào huyệt vị thích ứng trên cùng một bệnh nhân chỉ cần liều lượng ít cũng vẫn có tác dụng dược lý mạnh như dùng liều lượng nhiều mà không tiêm theo huyệt vị nên có thể giảm bớt liều lượng các loại thuốc độc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Phối hợp thuốc với châm cũng có ưu điểm là cùng một lúc giải quyết được nhiều chứng bệnh khác nhau: như đau bụng kịch liệt có thể gây hạ huyết áp, khi dùng Adrenalin thuỷ châm vào huyệt Thiên khu có thể chữa khỏi đau bụng lại tránh hạ huyết áp.

  1. Chỉ định

– Đau nhức, thoái hóa tất cả các khớp.

  1. Chống chỉ định

– Người bệnh bị sốt kéo dài, mất nước, mất máu.

– Người bệnh có cấp cứu ngoại khoa.

– Người bệnh bị suy tim, loạn nhịp tim.

  1. Chuẩn bị

3.1 Người thực hiện

Bác sĩ, y sĩ, lương y được đào tạo về thủy châm.

3.2 Phương tiện

– Bơm tiêm vô khuẩn, loại 5 ml dùng riêng cho từng người.

– Thuốc theo y lệnh, có chỉ định tiêm bắp

– Khay men, kẹp có mấu, bông, cồn 70°.

3.3 Người bệnh

– Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.

– Tư thế bệnh nhân ngồi, nằm sấp, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, chống đau cho người bệnh.

  1. Các bước tiến hành

4.1 Phác đồ huyệt

Vai tay

+ Kiên tỉnh                       + Kiên liêu            + Kiên ngung

+ Kiên trinh                     + Thiên tông

Khuỷu tay

+ Khúc trì                        + Thủ tam lý

Cổ tay, bàn tay

+ Ngoại quan                   + Hợp cốc                      + Bát tà

Hông đùi

+ Trật biên                       + Hoàn khiêu                 + Thứ liêu

+ Giáp tích L2-L5

Đầu gối

+ Độc tỵ                           + Tất mãn                      + Huyết hải

+ Ủy trung                       + Dương lăng tuyền       + Lương khâu

Cổ

+ Giáp tích C1-C7           + Phong trì                     + Bách hội

+ Kiên trung du               + Kiên ngoại du             + Đại chữ

Lưng

+ Giáp tích vùng lưng      + Can du                        + Đởm du

+ Tỳ du                            + Vị du                          + Tâm du

+ Cách du

Thắt lưng, hông

+ Thứ liêu                        + Giáp tích (L1, S)

+ Đại trường du               + Tiểu trường du            + Yêu dương quan

Vùng cổ chân

+ Giải khê                        + Xung dương                + Lệ đoài

+ Bát phong                              + Côn lôn                       + Thái xung

4.2. Thủ thuật

Bước 1. Lấy thuốc vào bơm tiêm

Bước2.Thử test

Bước 3.Tiến hành thủy châm Việc thủy châm vào huyệt vị phải nhẹ nhàng, dứt khoát theo các thì như sau:

Thì 1:Dùng hai ngón tay ấn và căng da vùng huyệt, sau đó tiến kim qua da vùng huyệt nhanh, dứt khoát vào đến huyệt, bệnh nhân thấy cảm giác tức nặng tại vị trí kim châm (cảm giác đắc khí)

Thì 2: Từ từ bơm thuốc vào huyệt, mỗi huyệt 1- 2 ml thuốc.

Thì 3:Rút kim nhanh qua da, sát trùng vị trí tiêm.

4.3 Liệu trình điều trị

Thủy châm một ngày một lần, mỗi lần thủy châm vào 2- 3 huyệt.

Một liệu trình điều trị từ 15 – 30 lần thủy châm.

  1. Theo dõi và xử trí tai biến

5.1 Theo dõi

Theo dõi tại chỗ và toàn thân

5.2 Xử trí tai biến

– Vựng châm

Triệu chứng: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.

Xử trí rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Day bấm các huyệt Thái dương, Nội quan. Theo dõi mạch, huyết áp.

– Chảy máu khi rút kim dùng bông vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.

Phương pháp thủy châm điều trị đau do thoái hóa khớp

Bài liên quan: Phương pháp thủy châm hiệu quả điều trị liệt tư chi do chấn thương cột sống

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook