Thứ Hai, 13/11/2017 | 17:51

Hàng loạt tên lửa đất đối không hoán cải có tầm bắn tới 80km đã được IS đặt lên bệ phóng, chuẩn bị ngắm vào các máy bay chiến đấu Nga ở Syria.

Phát hiện chấn động: IS suýt khiến máy bay chiến đấu Nga rụng hàng loạt ở Syria

Ngày 10/11, Quân đội Chính phủ Syria (SAA) đã phát hiện hàng chục quả tên lửa cất giấu bên trong 3 thùng container cỡ lớn xung quanh thị trấn Uqayribat trong chiến dịch lục soát ở vùng nông thôn phía Đông Hama.

Đây là một phát hiện chấn động bởi lẽ đó chính là hàng chục quả tên lửa không đối không tầm ngắn sử dụng đầu dò hồng ngoại R-3 do Liên Xô chế tạo. Loại vũ khí này vốn được trang bị cho các loại máy bay tiêm kích MiG-21 và MiG-23 của Không quân Syria.

Trước đó, IS đã từng chiếm giữ hàng tá tên lửa không đối không R-40 tại Căn cứ Không quân Palmyra vào ngày 26/5/2015 và bất ngờ nhất, khi tái chiếm căn cứ này vào ngày 22/9/2016, SAA còn tìm thấy một tên lửa không đối không R-40 trên một xe phóng mặt đất.

Điều này chứng tỏ IS đã và đang tìm cách hoán cải những tên lửa không đối không thu giữ được của Không quân Syria thành các tên lửa đất đối không để ngắm bắn vào các máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng của cả Nga và Syria hoạt động trên chiến trường khốc liệt này.

Hiện chưa có báo cáo nào cho thấy những quả tên lửa hoán cải này được IS phóng đi, nhưng quả thực đây là một ý tưởng không tồi. Bởi lẽ chúng đều là những loại tên lửa không đối không khá nguy hiểm, có tầm bắn xa, với R-3 là tới 35km còn R-40 là 50 tới 80km, tùy phiên bản.

Phát hiện chấn động: IS suýt khiến máy bay chiến đấu Nga rụng hàng loạt ở Syria

Máy bay chiến đấu của Không quân Nga ở Syria.

Nếu được hoán cải thành công để biến thành tên lửa đất đối không thì dù tầm bắn có thể sẽ giảm đi khá nhiều, nhưng chắc chắn vẫn đủ tầm và đủ sức vươn tới độ cao mà các máy bay chiến đấu của Không quân Nga và Syria thường hoạt động. Điều này quá nguy hiểm!

Trên thực tế đã có một số quốc gia hoán cải thành công tên lửa không đối không thành đất đối không (tất nhiên là không phải với 2 loại R-3 và R-40 kể trên), điển hình như Israel với Python và Derby hay như Mỹ và Na Uy lần lượt hoàn cải tên lửa không đối không AIM-120 thành SLAMRAAM và NASAMS.

Với các quốc gia có tiềm lực khoa học công nghệ quân sự phát triển thì việc này không phải vấn đề quá lớn.

Phát hiện chấn động: IS suýt khiến máy bay chiến đấu Nga rụng hàng loạt ở Syria

Tên lửa không đối không R-40 của IS bị thu giữ khi đã đặt lên bệ phóng. Ảnh: South Front

Nhưng với IS thì chắc phải còn lâu nữa mới nghiên cứu xong để đem các loại tên lửa không đối không hoán cải thành đất đối không ra thực chiến vì có quá nhiều hạn chế cả về trình độ khoa học công nghệ lẫn tiềm lực tài chính và nhất là chúng không còn đủ thời gian khi mà ngày tàn của IS đã đến rất, rất gần.

May mắn cho các máy bay Nga là họ chưa phải đối đầu với những mối nguy hiểm bất ngờ phóng lên từ mặt đất bởi các tay súng khủng bố IS. Tuy các loại tên lửa R-3 và R-40 đều đã khá lạc hậu nhưng cũng không thể xem thường chúng, chỉ cần chủ quan một chút là có thể khiến phi công và máy bay gặp nguy hiểm.

Mặc dù Không quân Nga cũng cảnh giác cao độ khi máy bay của họ xuất kích trên không phận Syria đều được trang bị các loại khí tài gây nhiễu hiện đại kèm theo các loại cảm biến cảnh báo tên lửa phóng đến, nhưng một khi bị ngắm bắn bởi hàng loạt tên lửa thì biết đâu IS sẽ làm nên chuyện lớn.

“Trăm bó đuốc kiểu gì chả vớ được con ếch!” có lẽ là điều mà các chỉ huy cấp cao của IS đã từng nghĩ đến.

Tiêm kích đa năng Su-35 của Không quân Nga ở Syria.

Theo Thời đại

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook