Chỉ trong vòng 2 năm qua đã có hơn 70 người bạch tạng bị tấn công tại Malawi vì cơ thể họ có thể được dùng làm thuốc bán với giá cực kỳ cao.
Bạch tạng là một căn bệnh về gen và những ai mắc bệnh sẽ không sản sinh ra đủ melanin chịu trách nhiệm phần màu sắc cho mắt, da và tóc. Tại các nước phương Tây, tác hại lớn nhất của bạch tạng là tầm nhìn bị tổn hại nhưng dưới cái nắng gay gắt của châu Phi, ung thư da lại chính là “lưỡi hái tử thần”. Số bệnh nhân bị ung thư da nhiều đến nỗi chỉ 2% dân số bạch tạng ở Tanzania sống sót qua độ tuổi 40. Tuy nhiên nguyên nhân khiến người bạch tạng “gần như sắp tuyệt chủng tại Đông Phi”, theo lời chuyên gia Liên Hiệp Quốc Ikponwosa Ero cảnh báo, lại là do con người gây ra.
Chuyên gia Liên Hiệp Quốc Ikponwosa Ero
Tại Malawi, nơi có tỉ lệ người bạch tạng cao hơn hầu hết bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, các thầy mo thường thuê sát thủ xuất thân từ những cộng đồng nông thôn nghèo đói đi sát hại rồi cướp nội tạng của những người bạch tạng về làm thuốc bán với giá cao ngất ngưởng, một phần thuốc có giá lên đến 7000 bảng Anh (gần 200 triệu đồng) thường được mua về làm bùa hộ mạng.
Theo quan niệm của hơn phân nửa người dân ở Malawi, thân thể của những người bạch tạng có chứa “những yếu tố chữa lành” giúp thu hút tài vận cũng như nâng cao tầm ảnh hưởng của người dùng. Cũng vì thế mà trước những cuộc bầu cử, số vụ tấn công càng gia tăng.
Catherine Amidu, 12 tuổi, đang ngồi trong nhà mình ở Nkole, quận Machinga.
Một trong những nạn nhân của hành vi tội ác này là Fletcher, thi thể không còn nguyên vẹn của cậu được người anh trai Chikumbutzo Massina phát hiện trong tình trạng vô cùng thảm hại: mất hết tứ chi, mất cả bộ phận sinh dục, răng cũng bị bẻ hết và tất cả các cơ quan nội tạng trọng yếu như não, gan, tim, phổi và thận cũng không còn.
Đối với Chikumbutzo, việc Fletcher bị sát hại dường như không phải là chuyện gì quá xa lạ, quá đỗi bất ngờ với cậu vì cậu biết sớm hay muộn gì thì người em bạch tạng của mình cũng trở thành nạn nhân.
Còn kẻ đã nhẫn tâm sát hại Fletcher, Herbert Malloy, một kẻ cũng tin vào các trò phù thủy, thì kể lại rằng: “Tôi cùng một tên đồng lõa được người ta cử đi làm chuyện này, họ hứa cho cả hai chúng tôi 44,5 bảng Anh (hơn 1,2 triệu đồng). Chúng tôi cắt tay, chân và những bộ phận khác theo hướng dẫn của một người nữa cũng có mặt ở đó.” Cũng theo Herbert, hắn và đồng phạm không hề nhận được tiền, đồng thời khăng khăng rằng mình “bị Satan nhập” trước khi nhận ra việc mình làm là sai trái.
Thợ may Henry Bauti (bên phải) làm việc tại Trung tâm Thương mại Mitundu trong một khu dân cư ở Lilongwe.
Một nạn nhân khác là Festo, 15 tuổi, từng bị tấn công khi em mới 7 tuổi và sự việc kinh hoàng diễn ra ngay tại nhà em. Lúc đó là vào khoảng 7 giờ tối và mẹ của Festo đang nấu ăn dưới bếp thì một nhóm đàn ông xông thẳng vào nhà, dùng dao chặt một tay của Festo và các ngón của tay còn lại rồi bẻ gãy răng của em.
Chỉ trong 2 năm qua, tại Malawi đã có 65 vụ tấn công người bạch tạng, 47 vụ mưu toan bắt cóc và một vụ tàn sát cướp đi sinh mạng của 13 người. Còn ở Tanzania, nơi có tỉ lệ người bạch tạng cao nhất thế giới, từ năm 2006 đã có 170 vụ tấn công được ghi nhận, trong đó có 70 vụ dẫn đến chết người.
Những đứa bé bạch tạng thậm chí còn bị tấn công ngay trong chính căn nhà của mình.
Để ngăn ngừa các vụ tấn công tàn khốc nhắm đến người bạch tạng, họ được tập trung lại trong các khu bảo hộ ở Tanzania. Họ phải sống trong tình trạng dơ dáy, bẩn thỉu, giữa 4 bức tường cao quấn kẽm gai bên trên, phải ngủ giường 3 tầng và không có không gian để vận động, không khác gì một nhà tù, tuy nhiên tại đây họ được an toàn.
Phó Chủ tịch của Hiệp hội Bạch tạng Malawi, Alex Michila, đã gặp gỡ Liên Hiệp Quốc đã bàn về những giải pháp tiềm năng nhằm bảo vệ người bạch tặng ở châu Phi.
Chiếc áo với dòng khẩu hiệu: “Dừng các cuộc tấn công đối với người bạch tạng” của Hiệp hội
Dù tiến trình vẫn còn đang diễn ra rất chậm nhưng các chính phủ Đông Phi vẫn đang rất nỗ lực trong việc trừng trị các tội ác tàn độc này. Đồng thời, tại các vùng nông thôn vẫn đang lóe lên rất nhiều tia hy vọng cho người bạch tạng như một tổ chức từ thiện Anh ở Tanzania đang cung cấp các liệu trình điều trị da miễn phí nhằm ngăn chặn sự phát triển của những tế bào bị nghi ngờ/có nguy cơ ung thư.
Các bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhi bạch tạng.
Liên quan tới việc mổ sống cướp nội tạng: Truyền thông thế giới gần đây đã phanh phui tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại đất nước đông dân nhất thế giới.
Ba nhà điều tra về nạn mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc (từ trái qua): Cựu Ngoại trưởng David Kilgour, Luật sư nhân quyền David Matas; Nhà báo điều tra Ethan Gutmann.
Với việc chính quyền Trung Quốc dưới thời Giang Trạch Dân trong nhiều năm qua đã tiến hành mổ sống lấy nội tạng người dân Trung Quốc để phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng người siêu lợi nhuận. Riêng học viên Pháp Luân Công con số đã hơn 2 triệu nạn nhân bị giết.
Một Đại Thảm Sát kinh hoàng đang diễn ra tại đất nước đông dân nhất thế giới và thông tin bị bưng bít trong hơn 17 năm qua và hiện vẫn đang tiếp diễn
Thiên Nhẫn tổng hợp
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.