Dân gian thường dùng lá sả để trị cảm, nhức đầu, mụn nhọt…Tuy nhiên trong y khoa cây sả được dùng để điều trị rất nhiều căn bệnh khác.
Giá trị của cây sả trong đời sống thường ngày
Theo từ điển Bách khoa toàn thư, sả được sử dụng rộng rãi như một gia vị trong bữa ăn hằng ngày tại các nước châu Á.
Sả có hương vị như chanh và có thể sấy khô, tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống.
Trong ẩm thực, sả được dùng khi luộc ốc, nấu chè, súp và các món cà ri. Nó cũng rất thích hợp cho các món chế biến từ thịt gia cầm, cá và hải sản.
Đặc biệt, vai trò của cây sả trong y học cổ truyền khiến nhiều người phải bất ngờ. Sả vừa là thảo dược cho sức khỏe vừa là liệu pháp chăm sóc sắc đẹp cho người phụ nữ.
Tinh dầu sả là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị và là nguyên liệu được dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Sả cho một loại tinh dầu chứa nhiều thành phần khác nhau.
Những tác dụng chữa bệnh của cây sả
Giải độc
Sả có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu. Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric.
Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh. Phương pháp: Dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén cho gười say rượu uống. Dưới tác dụng của sả người say sẽ nhanh chóng tỉnh, đỡ mệt và nhức đầu.
Giúp tiêu hóa tốt
Trà từ cây sả và tinh dầu sả (cho 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.
Ngoài ra, tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Sả không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm.
Phương pháp: Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi. Tuy nhiên khi sốt kèm theo đau bụng không dùng và không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Phương pháp: Sử dụng cây sả tươi từ 30 – 50 gam đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày.
Nước sả có tác dụng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.
Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh
Nguyên liệu: Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc khi còn 1 bát uống nóng (trẻ em chia uống làm 2-3 lần).
Nếu áp dụng phương pháp trên không đỡ thì cho thêm 15g tía tô sẽ rất hiệu nghiệm.
Tốt cho hệ thần kinh
Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh, thông kinh lạc.
Sả giúp hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) …
Giảm đau
Tinh chất sả cá thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy khi đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho chủ nhân.
Giảm huyết áp
Các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp.
Phương pháp: Uống một ly nước trái cây có sả/1ngày có tác dụng làm giảm huyết áp đáng kể.
Ngăn ngừa ung thư
Một số kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy mỗi 100 g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene – những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Song hành với những tác dụng kể trên, sả còn là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Các nhà khoa học đã sử dụng tinh dầu sả để giảm mụn trứng cá, mụn nhọt, làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.
Trong cuộc sống đời thường cây sả còn có tác dụng xua đuổi được ruồi, muỗi, côn trùng, khử hết mùi xú uế, những nơi bị ô nhiễm môi trường độc hại, sát trùng. Tinh dầu sả hiện được sử dụng làm thuốc diệt trừ muỗi.
Những tác dụng chữa bệnh của cây sả
Theo Giaoduc.net.vn
Chưa có bình luận.