Chủ Nhật, 06/05/2018 | 22:34

Đau lưng là bệnh thường gặp của những người làm việc trong khối văn phòng. Đáng chú ý, nếu bệnh đau lưng không được điều trị kịp thời sẽ làm biến dạng các đốt sống. Từ đó, các cơn đau sẽ xuất hiện dày hơn và khó đáp ứng với các liệu pháp điều trị sau này.

Hy vọng với những loại dược liệu dân gian thông thường sau đây có thể dùng để “khắc chế” những cơn đau lưng  chứng đau lưng sẽ được giải tỏa, sức khỏe và niềm vui sẽ đến với mọi người.

Ngải cứu chứa tinh dầu cineol, dehydro matricaria este chữa bệnh thấp khớp

Ngải cứu là loại cây có chứa tinh dầu cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, archly… có khả năng chữa bệnh đau dây thần kinh, bệnh thấp khớp…vừa là loại rau bổ dưỡng cho sản phụ sau sinh.

Nguyên liệu: Ngải cứu, dấm.

Phương pháp:

+ Dùng lá ngải cứu (đã rửa sạch) sau đó xào với dấm hoặc rang nóng.

+ Trải lá chuối tươi xuống giường, đặt ngải cứu đã xào lên.

+ Tùy vào chỗ đau có thể đặt lưng vào ngải cứu hoặc nằm sấp, đắp ngải cứu nóng lên thắt lưng.

Ngải cứu xào nóng với dấm dùng để chữa đau lưng

Chú ý:

+ Không dùng triền miên, dài ngày.

+ Không dùng cho những người nhiệt âm hư, cao huyết áp, thai sản.

Gừng tươi giảm bệnh đau lưng tức thời

Theo đánh giá của y học, chất cay trong gừng tươi có khả năng chống lại quá trình ôxy hóa, giảm đau tức thời nhất là cơn đau lưng.

Nguyên liệu:  gừng tươi, hành củ, bột mỳ.

Gừng tươi giảm đau hiệu quả

Phương pháp:

+ Dùng 20g gừng tươi, 15g hành củ, 30g bột mỳ sao nóng.

+ Đắp hỗn hợp trên lên chỗ đau nhức 2 lần/ngày.

+ Sử dụng tối đa từ 3 đến 5 ngày bệnh đau nhức sẽ khỏi hẳn.

Rễ cây đinh lăng chứa 13 loại acid amin chữa đau nhức

Trong y học cổ truyền đinh lăng được ví như “sâm nam” vì nó có tác dụng chữa bệnh rất lớn dùng để thông huyết bổ khí.

Rễ cây đinh lăng đã được khoa học chứng minh có chứa tới 13 loại acid amin khác nhau như: lyzin, xytein, vitamin B1… Ngoài ra nó còn chứ một số hoạt chất có lợi khác như: saponin trerpe, alcalot. Vì vậy người ta thường sử dụng rễ cây đinh lăng khi bị đau nhức lưng.

Nguyên liệu: Dùng từ 20-30g rễ đinh lăng

Phương pháp:

+ Rửa sạch rễ cây đinh lăng.

+ Dùng rễ đinh lăng sắc uống 3 lần/ngày để trị đau lưng.

Rễ cây đinh lăng sắc uống để chữa đau lưng

+ Ngoài ra, có thể kết hợp thêm với rễ cúc tần, cây xấu hổ, cam thảo.

Lưu ý:  Rễ đinh lăng không nên dùng quá nhiều vì có thể gây say.

Lá cây đại có tác dụng tiêu viêm, giảm đau

Lá bông sứ hay còn gọi cây đại, cây Chămpa. Theo Đông y, lá cây bông sứ có tác dụng hành huyết, tiêu viêm, giảm đau. Do đó nếu có triệu chứng đau lưng thì đắp lá sứ sẽ có tác dụng rõ rệt.

Nguyên liệu: Lá cây đại, muối tinh

Phương pháp:

+ Lấy lượng lá vừa đủ sau đó rửa sạch.

+ Sau khi để ráo nước giã nhỏ, trộn với một ít muối tinh.

+ Dùng lá lành đã hơ lửa giữ chặt phần lá giã nhuyễn rồi lấy băng vải dính chúng vào lưng.

+ Đắp từ 2-3 ngày sẽ thấy cơn đau lưng hết hẳn.

Lá lốt chườm nóng có tác dụng giảm đau, chống viêm

Theo y học cổ truyền, lá lốt có tác dụng giảm đau, chống viêm. Chính vì thế, nó thường được dụng để chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay.

Nguyên liệu:  Sử dụng lá lốt kết hợp với lá ngải cứu (theo tỉ lệ 1:1)

Lá lốt kết hợp với ngải cứu để giảm đau nhức chân, tay

Phương pháp:

+ Giã nát lá lốt, ngải cứu.

+ Chế thêm giấm vào hỗn hợp (lá lốt & ngải cứu) sau đó chưng nóng lên.

+ Dùng hỗn hợp đã chưng nóng chườm vào chỗ đau ngày 2 lần.

+ Sử dụng liên tục cho đến khi chỗ đau nhức giảm hẳn.

Ngoài ra, lá lốt còn nổi tiếng bởi món chả lá lốt (dùng quấn thịt lợn, bò, lươn..) và là món ăn được ưa chuộng của người dân.

Ớt cay có chất capsicain kích thích não bộ tiết ra endorphin để giảm đau

Theo Y học cổ truyền, ớt là vị thuốc Nam có khả năng trị đau, tránh hàn. Khoa học hiện đại cũng phân tích cho thấy trong ớt có chất capsicain có tác dụng kích thích não bộ tiết ra endorphin có khả năng gây tê giảm đau. Vì vậy, chúng ta có thể dùng lá ớt hoặcquả ớt để trị chứng đau lưng.

Nguyên liệu: lá ớt (3 lá) hoặc quả ớt (15 quả)

Ớt ngâm cồn dùng để xoa bóp lưng mỗi khi xuất hiện cơn đau

Phương pháp:

+ Dùng 15 quả ớt chín, 3 lá đu đủ, 80g rễ cây ớt chỉ thiên, đem giã nhỏ.

+ Cho hỗn hợp (đã giã nhỏ) ngâm cồn theo tỷ lệ ½.

+ Dùng hỗn hợp ngâm cồn để xoa bóp thắt lưng mỗi lần xuất hiện cơn đau.

Ngoài ra có thể sử dụng 50g lá ớt cay (đã rửa sạch) sau đó giã nát, rang nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể rang lại 1-2 lần.

Lưu ý: Đối với những người có làn da mỏng, nhạy cảm cần thử trước khi sử dụng.

Lời kết

Đau lưng là bệnh của mọi giới (kể cả nam và nữ). Tuy nhiên, số người mắc bệnh đau lưng là nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn do ảnh hưởng từ quá trình thai nghén, sinh nở… Đặc biệt, những người làm việc trong giới văn phòng mắc bệnh đau lưng nhiều hơn so với các công việc khác.

Vì vậy, mỗi khi các cơn đau lưng “ghé thăm”, chúng ta cần sử dụng những lá cây thông thường như ngải cứu, lá lốt, lá cây đại, gừng tươi…theo các phương pháp đã nêu ở trên để giảm đau. Ngoài ra, cần tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Hải Yến

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook