Bác sĩ Manmohan Suryanath Singh, Giám đốc Y khoa phụ trách nhóm Ung thư, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tập đoàn dược phẩm Pfizer cho biết, phơi nhiễm có thể xảy ra ở nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân ung thư.
Theo bác sĩ Manmohan, phơi nhiễm hóa trị là sự tiếp xúc trực tiếp với các thuốc độc tế bào trong quá trình hóa trị liệu ung thư. Việc tiếp xúc với các hóa chất độc tế bào có thể xảy ra qua nhiều đường khác nhau như hấp thu qua da, hít phải thuốc qua mũi, ăn uống với đôi tay nhiễm bẩn thuốc hoặc đôi khi bị kim đâm trúng vào. Việc này đặt ra những tác động ngắn hoặc dài hạn đến sức khỏe của người bị phơi nhiễm.
“Tác động ngắn hạn có thể kể đến là gây kích ứng da, ho, tiêu chảy, mệt mỏi hoặc buồn nôn. Tác động dài hạn là có nguy cơ ung thư; phụ nữ mang thai có thể bị ảnh hưởng sau sinh hoặc dị tật bẩm sinh cho con”, ông Manmohan Suryanath Singhcho hay. Thuốc độc tế bào có khả năng làm biến đổi tế bào, vì thế việc phơi nhiễm cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cho đối tượng tiếp xúc.
Bác sĩ Manmohan Suryanath Singh, Giám đốc Y khoa phụ trách nhóm Ung thư, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tập đoàn dược phẩm Pfizer.
Bác sĩ Manmohan dẫn chứng một nghiên cứu năm 2006 của Tổ chức y tế thế giới, được tiến hành trên 63.000 người làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe tại Canada cho thấy có hơn 50% người làm trong hiệu thuốc bị phơi nhiễm và chiếm nguy cơ cao nhất. Nguyên nhân đến từ việc tiếp xúc với nhiều loại thuốc khác nhau, thuốc đổ vỡ hoặc chai lọ đựng thuốc không được rửa sạch.
Số liệu cũng chỉ ra 79% đối tượng bị phơi nhiễm hóa trị trong quá trình thao tác là nữ giới. Người nhà bệnh nhân đồng thời cũng là đối tượng có khả năng bị phơi nhiễm và hậu quả thường nghiêm trọng hơn vì khả năng tiếp xúc trực tiếp với thuốc độc tế bào cao trong trường hợp bao bì thuốc bị vỡ. Mức độ ảnh hưởng này thậm chí cao hơn tác động phơi nhiễm ở dược sĩ, chủ yếu đến từ việc thiếu những biện pháp an toàn trong khi cầm chạm vào lọ huốc. Song số trường hợp người trong gia đình bệnh nhân bị phơi nhiễm hóa trị là không nhiều.
“Việc bảo vệ phơi nhiễm đối với chất độc tế bào không chỉ quan trọng với các bác sĩ mà còn với điều dưỡng, dược sĩ, thân nhân bệnh nhân hoặc bệnh nhân khi sử dụng thuốc. Đó là lý do mà sau khi mua lại công ty Hospira, chúng tôi đã tiếp tục áp dụng công nghệ trong sản xuất bao bì thuốc hóa trị bao gồm Onco-tain và Cytosafe giúp ngăn ngừa rủi ro về sức khỏe cho cả nhân viên y tế và người bệnh”, ông chia sẻ.
Theo đó, các lọ thuốc hóa trị được sản xuất theo hệ thống Onco-tain có quá trình phun rửa trước khi dán nhãn nhằm đảm bảo loại bỏ dư lượng thuốc trên bề mặt lọ, đế nhựa PVC chống đổ vỡ, màng bọc lọ bằng nhựa làm rào cản sự nhiễm bẩn thuốc ra bề mặt và hạn chế diện tích vương vãi thuốc nếu chẳng may lọ bị vỡ.
Công nghệ bao bì Onco-tain và CytoSafe giúp hạn chế rủi ro phơi nhiễm hóa trị.
Cytosafe được sản xuất từ chất liệu polypropylene không vỡ, đường kính nắp đậy lớn 20mm, được làm từ cao su halobutyl không latex cho phép vùng châm kim rộng hơn và giảm nguy cơ trượt kim tiêm. “Bên cạnh đó, lọ thuốc được thiết kế chống tia cực tím và ánh sáng nhìn thấy, cùng với nhãn hiệu có các mã màu và kích thước lọ tương ứng với những liều khác nhau. Nhờ đó giúp ngăn ngừa phơi nhiễm hóa trị cho nhân viên y tế cũng như tăng sự tự tin khi thao tác”, bác sĩ Manmohan phân tích.
Bác sĩ Manmohan Suryanath Singh cho biết, ung thư có xu hướng gia tăng trên thế giới, do các yếu tố nguy cơ của ung thư, đồng thời có sự gia tăng nhận thức về vấn đề ung thư và cải thiện chẩn đoán nên số lượng người bệnh cao. “Nhưng dù bất kỳ lý do gì đi nữa, số lượng ung thư được chẩn đoán nhích lên chứng tỏ ung thư là một vấn đề quan trọng và cần được quan tâm đúng mức không chỉ với bệnh nhân mà còn là những người tiếp xúc với họ”, ông nói.
Tranh Sương
Nguồn: VnExpress
Chưa có bình luận.