Đêm 4 tháng 10, một chấm sáng gần giống như “một quả cầu lửa” rơi xuống làm sáng cả bầu trời đêm ở Vân Nam, Trung Quốc.
Đêm Trung thu 4 tháng 10 dương lịch, rất đông người dân thành phố Đại Lý, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đến bãi biển vui đùa ngắm trăng. Khoảng lúc 8 giờ, một “quả cầu lửa” xuất hiện xẹt ngang bầu trời, làm sáng lên cả bầu trời đêm ở đây. Cảnh tượng này chỉ kéo dài vài giây ngắn ngủi trên trời rồi vụt tắt. Ngay sau đó, cư dân mạng đến từ Lệ Giang, Đại Lý, Shangri La thi nhau chia sẻ những hình ảnh, clip về hiện tượng này.
Cảnh tượng thiên thạch khổng lồ phát nổ ở Vân Nam, Trung Quốc.
Rất nhiều người đã quay lại được clip về hiện tượng này với nhiều góc độ khác nhau. Thậm chí có những du khách ở Shangri La, thuộc miền Bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng nói rằng đã nhìn thấy nó. Sau đó, NASA công bố kết quả quan sát vệ tinh, xác nhận đây là hiện tượng xảy ra do thiên thạch tác động lên bề mặt trái đất. Hiện tượng này xảy ra vào lúc 20 giờ 07 phút, ngày 4 tháng 10 theo múi giờ Bắc Kinh (khoảng 19 giờ 07 phút ngày 4 tháng 10 theo múi giờ Hà Nội). Địa điểm xảy ra vụ va chạm cách huyện Shangri La 40km về phía Tây Bắc, sức nổ tương đương với 540 tấn TNT.
Ánh sáng của thiên thạch để lại khi tác động lên bề mặt Trái đất gây ra tiếng nổ lớn.
Nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ tại Viện Công nghệ California ( Mỹ) – ông Diệp Tuyền Trí cho biết: Vụ thiên thạch rơi lần này có sức công phá mạnh hơn một chút so với vụ rơi tại Tích Lâm Quách Lặc (Xilil Go), Nội Mông Cổ cách đây 3 năm. Từ sau sự kiện ở Tích Lâm Quách Lặc (Xilil Gol), đây là lần va chạm thiên thạch lớn nhất tại Trung Quốc. Tốc độ của quả cầu lửa di chuyển về phía trái đất là 14.6 km/s, phát nổ ở độ cao chỉ 37 km.
Một đoạn hình ảnh khác được cư dân mạng chia sẻ.
Dựa theo những tính toán ban đầu, cũng như so sánh với những sự kiện tương tự xảy ra trước đó, rất có thể những mảnh vỡ thiên thạch với sức nặng vài kg đã rơi xuống mặt đất. Hơn nữa, vụ nổ lần này xảy ra ở vị trí thấp hơn, nên số lượng mảnh vỡ được dự đoán là sẽ nhiều hơn. Hiện tại, các cơ quan liên quan ở địa phương đang nỗ lực tìm kiếm các mảnh vỡ, nhưng do địa hình không thuận lợi, việc tìm kiếm gặp khá nhiều khó khăn.
Va chạm mạnh khiến xảy ra vụ nổ lớn, làm sáng cả một khoảng trời.
Anh Mã Tát, một người có mặt lúc đó tại phố cổ Đại Lý cho biết: “Đêm đó, mây dày đặc bao trùm cả bầu trời Đại Lý nên chẳng thấy trăng đâu. Bất ngờ, một luồng ánh sáng như ban ngày kéo đến khiến những người có mặt ở đó vô cùng kinh ngạc và thích thú. Ban đầu ai cũng tưởng vật này đã rơi xuống sông Lệ Giang, sau cùng, chúng tôi đều ngờ ngợ rằng đây rất có thể là một thiên thạch đã rơi xuống bề mặt Trái đất.”
Trong những clip được chia sẻ trên mạng cho thấy, từ trong bầu trời đêm tối om, bất ngờ xuất hiện một chòm sao băng lóe sáng, nhanh chóng tăng tốc, vụt rơi xuống và kéo theo đuôi dài, chiếu sáng cả một màn đêm. Thoạt tiên, nhiều người cho rằng đây là sao chổi. Những người dân sống gần khu vực này đã nghe thấy tiếng nổ lớn và cảm thấy mặt đất rung chuyển khiến đàn lợn sợ hãi chạy khỏi chuồng.
Thiên thạch là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái Đất. Khi còn ở trong vũ trụ, nó được gọi là vân thạch. Khi thiên thạch từ ngoài không gian rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất, sẽ tạo ra áp suất nén làm thiên thạch nóng lên, đồng thời phát ra ánh sáng. Nó tạo ra hiện tượng “sao băng” dạng điểm sáng và thường có cái đuôi hướng từ phía Trái Đất đi ra. Một số thiên thạch có kích thước đủ lớn và nhân khó bốc hơi có thể rơi xuống bề mặt Trái đất, để lại viên hay khối rắn. Khối này vẫn được gọi là “thiên thạch”.
Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), quả cầu lửa này di chuyển ở tốc độ lớn 14,6 km/giây và giải phóng 0,54 kiloton năng lượng.
Trên thế giới đã tìm thấy rất nhiều những nơi mà dấu vế về vụ va chạm thiên thạch để lại. Tính đến giữa năm 2006, trên thế giới đã có khoảng 1050 mẫu thiên thạch từ những vụ va chạm và có khoảng 31.000 tài liệu ghi chép về thiên thạch.
Video: Nasa phát hiện loài bò sát trên sao hỏa
Theo thethaovanhoa
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.