Ảnh: MH
Những trò chơi thể chất, như chạy, leo trèo và thể dục dụng cụ giúp trẻ phát triển toàn bộ cơ thể và sự phối hợp tay – mắt, đồng thời tạo cho trẻ sức mạnh, sự dẻo dai. Nó cũng giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc.
Dưới đây là phân tích của TS David Whitebread – Giảng viên cao cấp về tâm lý giáo dục ở ĐH Cambridge (Anh) – về cơ sở khoa học của việc nên để trẻ tự do chơi đùa và tại sao phụ huynh cần cho trẻ cơ hội lựa chọn các trò bé thích:
Ngày nay, nhiều bố mẹ cố gắng mua thật nhiều đồ chơi, đồng thời cho con lạm dụng các trò chơi trên ipad và máy tính. Thực tế, nhiều người đã quan niệm sai lầm về những gì là tốt nhất cho trẻ.
Làm thế nào để tạo sự cân bằng giữa học tập và vui chơi, giữa chơi thô và chơi với đồ công nghệ là một bài toán không dễ giải, nhất là khi khoa học đã chứng minh mối quan hệ vững chắc giữa việc đùa nghịch của trẻ và sự phát triển trí tuệ cũng như trí thông minh cảm xúc của chúng.
Chơi tự do
Chơi đùa không tốn tiền, cũng không cần phải tổ chức. Giáo dục sớm ở trường mầm non và tiểu học ngày càng trở nên quy củ và mô phạm, trong khi 30 năm trước, ở đó hầu như chỉ là chơi đùa.
Các ông bố bà mẹ sống trong giai đoạn đó thường cảm thấy chịu áp lực khi liên tục phải giữ chân con mình nhưng cả tuần trẻ được chơi và chọn trò chơi chúng thích.
Bạn không thể nhốt con trong nhà kính và buộc chúng phải chú ý đến cái gì đó. Cố gắng để làm như vậy có thể phản tác dụng.
Thế hệ bố mẹ ngày nay quá lo lắng về việc để con cái mình ra ngoài mà không được bảo vệ đến mức hạn chế trẻ thái quá, ngăn chúng tự học hỏi.
Trẻ học qua rủi ro nhưng chúng đang bị tước mất các cơ hội được “chơi nguy hiểm” như trèo cây, đào hang, chơi ở sông. Khi đó, trẻ cũng mất luôn cơ hội để học cách đánh giá những thứ mạo hiểm và nếu cần thiết, cách đương đầu để giải quyết hậu quả.
Người lớn hiện nay luôn sợ rủi ro, và vì vậy trẻ em càng bị giám sát chặt. Các em phải chơi trong nhà, trong vườn và trong những không gian vui chơi được thiết kế đặc biệt an toàn.
Chơi đùa vui vẻ
Không cần phải khéo léo, không cần phải phức tạp, bạn chỉ cần chơi với con và tận hưởng mọi thứ. Niềm vui dễ lan tỏa và tạo ra ngay ở môi trường thân thiện, ấm áp khi vui chơi. Hãy đảm bảo thời gian bạn dành cho con là thời gian chất lượng cho cả hai.
Các nhà khoa học thấy rằng cũng như tìm được cách để trẻ có nhiều trải nghiệm vui chơi, thái độ và mục tiêu của bạn khi chơi đùa cũng rất quan trọng.
Vì vậy, hãy đưa ra một chủ đề bạn thích, và nghĩ cách để kéo con tham gia. Cả bố mẹ và con đều có thể nhận được những giờ vui vẻ từ việc tham gia vào các trò chơi vận động, nhào lộn.
Những trò chơi thể chất, như chạy, leo trèo và thể dục dụng cụ giúp trẻ phát triển toàn bộ cơ thể và sự phối hợp tay – mắt, đồng thời tạo cho trẻ sức mạnh, sự dẻo dai. Nó cũng mang đến một phương tiện quan trọng để trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc.
Vận động thô cùng bạn bè và gia đình còn tạo sự gắn kết tình cảm và tăng nhận thức biểu cảm. Thông qua loại tương tác này, trẻ học cách nhạy cảm với người khác và bắt đầu xây dựng giới hạn cho mình.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những bé trai thường xuyên được chơi các trò vận động mạnh với bố, sẽ có khả năng giao tiếp xã hội tốt hơn.
Tự chơi
Chúng ta thường cảm thấy là bố mẹ thì cần giám sát con cái khi chúng chơi nhưng giá trị của việc tự chơi được chứng minh là chìa khóa cho sự phát triển của trẻ. Nó cũng quan trọng như việc để trẻ học cách chơi với các nhóm tuổi khác nhau.
Các nhà khoa học đã xem xét và thấy cách trẻ chơi trong các xã hội săn bắn hái lượm vẫn duy trì trong thế giới hiện đại và chúng chơi mọi lúc, bắt chước người lớn, và không cần tới sự hỗ trợ của người lớn. Họ đã thấy có rất nhiều điều tích cực từ những điều này và nó giúp trẻ có thể sẵn sàng bước vào thế giới người lớn.
Nếu bạn không cho phép con cái có đủ tự chủ để phát triển những kỹ năng độc lập và khả năng phục hồi, bạn cũng không trang bị cho chúng những công cụ trẻ cần cho tương lai.
Giao tiếp trong nhóm nhiều độ tuổi là một phần quan trọng với sự phát triển của trẻ. Một số người cảm thấy một phần của cộng đồng ngày nay, với gia đình hạt nhân nhỏ và những người thân sống xa nhau, con trẻ có ít cơ hội tiếp cận với những trẻ ở độ tuổi khác. Và nếu con bạn đi nhà trẻ, chúng có thể bị hạn chế trong một nhóm trẻ ở độ tuổi nhất định.
Trong một nhóm chơi với nhiều trẻ ở độ tuổi khác nhau, trẻ bé hơn tự nhiên học các kỹ năng từ trẻ lớn hơn như một hình thức bắt chước, cũng như có cơ hội để đối mặt với những thách thức của sự tương tác với một khán giả lớn hơn. Những trẻ lớn hơn cũng được lợi bằng cách học hỏi kỹ năng tầm quan trọng quanh việc gánh trách nhiệm với bé nhỏ hơn mình.
Đừng hoãn bữa trưa gặp gỡ bạn bè với những người có con tuổi teen – cho trẻ cơ hội để tiếp cận với nhau và tìm ra cách riêng của chúng để giao tiếp.
Cho trẻ chơi: Các quy tắc chung
– Điều quan trọng – như với tất cả mọi thứ – là sự cân bằng và điều độ. Chẳng hạn quá nhiều thời gian chơi với đồ công nghệ cao rõ ràng là ngăn con chơi với các hoạt động khác vốn có lợi cho chúng.
– Cố gắng cho con có nhiều trải nghiệm trong phạm vi rộng nhất. Đừng đặt quá nhiều giới hạn. Cố gắng tạo những trò vui từ nguồn thiên nhiên.
– Cho phép con được nhiều quyền tự chủ nhất có thể. Cho phép chúng được khám phá và chấp nhận rủi ro. Để con được bẩn. Chúng cần chơi để học các quy tắc của thế giới và những giới hạn, không cần bạn giám sát.
Chưa có bình luận.