Thứ Hai, 29/05/2017 | 18:08

Chuyện kể về mó nước lạ Rằng Phặc ở xã Hồng Quang, huyện Quảng Uyên, Cao Bằng hễ nghe thấy ai đọc câu “thần chú” là nước dâng lên “ào ạt”, mỗi ngày có tới vài trăm người từ đủ mọi nơi tìm về đây để được “mục sở thị” giếng nước kỳ bí.

‘Mó nước hiểu tiếng người’ ở Cao Bằng: Trấn yểm bằng xác 3 cô gái để bảo vệ của cải trong hang

Nằm khuất phía sau cánh đồng mía ngô xanh mướt, dưới chân núi đá vôi, mó nước này được người dân sử dụng để tưới cho cánh đồng gần đó. Từ xa xưa, người dân trong khu vực đã truyền tai nhau truyền thuyết, chỉ cần đọc một câu thần chú tiếng Nùng, vỗ tay hoặc giậm chân vài cái là nước ở trong hang núi sẽ dần dần dâng lên, mùa khô, mực nước dâng lên khoảng 20 cm, còn mùa mưa thì có thể đầy tràn cả một vùng rộng lớn.

Nhiều người kể lại rằng bất kỳ ai đứng trước mó (vũng, giếng, hố) nước trên, đọc câu thần chú: “Tý Xằm, tý Sọi, tý Mọi, lặc ngần, lặc sèn, au lẹo nớ, mà chẳng lớ” (Dịch là: Con Xằm, con Sọi, con Mọi ơi! Có kẻ đến lấy cắp hết vàng bạc rồi lớ, về giữ lấy lớ!). Sau tiếng “lớ”, từ dưới lòng một khe đá hình tròn có diện tích chỉ bằng cái mâm ăn cơm, nước bắt đầu đùn ra ào ạt.

‘Mó nước hiểu tiếng người’ ở Cao Bằng: Trấn yểm bằng xác 3 cô gái để bảo vệ của cải trong hang

Một người dân đang đọc “thần chú” gọi nước dâng ở Mó nước Rằng Phặt.

Rằng Phặc giống như một cái ao cạn rộng khoảng 100 m2, ở đáy ao có một rốn nước to khoảng bằng chiếc mâm. Phía bên phải rốn nước là một vách đá cao khoảng hơn 1 m có vài cây tạp mọc lưa thưa. Xung quanh mó nước hầu như lúc nào cũng có chừng vài chục người vây quanh. Đa số họ là dân ở các huyện lân cận, còn lại là khách du lịch tới xem “mó nước kì lạ”.

Nó cũng nhạy hơn với các âm thanh xao động. Trong vài tiếng đồng hồ thực hiện các thao tác điều tra, nghiên cứu, 2 nhà địa chất đã ghi nhận được sự biến động (nước lên, nước xuống) của mó nước. Đó là những hoạt động lên xuống với mức nước và thời gian để dâng nước, rút nước không đồng đều.

Đặc biệt, trong quá trình nước dâng lên, nếu có tác động của âm thanh (tiếng gọi, tiếng hú) thì nước lên nhanh hơn, nhiều hơn. Đông đảo người có mặt đều ồ lên, thú vị trước một hiện tượng đẹp: nước dâng lên tới 16cm sau khi có tiếng gọi.

Truyền thuyết xưa

‘Mó nước hiểu tiếng người’ ở Cao Bằng: Trấn yểm bằng xác 3 cô gái để bảo vệ của cải trong hang

Vào mùa mưa, sau khi đọc thần chú, mực nước có thể dâng lên tràn một vùng rộng.

Một truyền thuyết được người dân nơi đây kể lại: đời xưa, có người đem vàng bạc đựng vào 3 chiếc hòm to chôn giấu dưới lòng hang, rồi bắt 3 cô gái đồng trinh tên là Xằm, Sọi, Mọi về chôn sống làm thần giữ của. Hễ nghe thấy tiếng động của kẻ cắp là 3 cô dâng nước lên để dìm chết những kẻ tham lam.

Mặc dù không có kẻ cắp nhưng hễ nghe thấy tiếng dân làng truy hô là 3 cô cũng dâng nước lên, tục gọi nước phát sinh từ đây.

Theo TS Vũ Văn Bằng, Công ty cổ phần Nghiên cứu Môi trường Tia Đất khẳng định: đây là một hiện tượng tự nhiên kỳ thú trong thế giới tự nhiên xung quanh con người, tuyệt nhiên không có gì lạ lùng, huyền bí, linh thiêng cả.

Hiện tượng những dòng suối lúc phun lúc ngừng, hoặc phun đúng giờ được các nhà địa chất giải thích là do suối nước ngầm chịu tác dụng giãn nở của khí nên bị phun trào ra khỏi mặt đất. Dưới lòng đất, nước ngầm không ngừng tiếp xúc với lớp nham thạch nóng chảy, nhiệt độ nước không ngừng gia tăng. Mặt suối (nơi suối ngầm lộ ra khỏi mặt đất) lại rất nhỏ và sâu làm cho sự đối lưu giữa lớp nóng ở phía sâu và lớp nước lạnh ở phía trên tương đối khó khăn.

Tất cả những nguyên nhân đó làm cho mực nước ở trên vẫn là nước lạnh, nhưng bong bóng khí và nhiệt lượng hình thành bên dưới không thoát ra được. Các bong bóng khí ấy ngày càng tích nhiều dần, áp lực ngày càng lớn. Khi áp lực đạt đến một ngưỡng nhất định, nước suối lại tiếp tục phun trào.

Tuy nhiên vẫn có nhiều kẽ hở trong lời giải đáp câu chuyện ví dụ như cơ chế hoạt động, vì sao chỉ có mó nước ở Cao Bằng có hiện tượng này, phải gọi câu thần chú tương ứng v.v. Trong khi chờ lời giải đáp, người dân ở nơi đây vẫn sẽ tin vào chốn linh thiêng của mó nước này, nơi có bùa trấn yểm 3 cô gái.

Video:

Tuyết Như (TH)

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook