Những năm tháng đầu đời trẻ sơ sinh thường lớn rất nhanh, chính vì thế nhiều bậc cha mẹ có quan niệm mua quần áo, giày dép rộng hơn một chút để bé dùng được lâu hơn, đỡ tốn kém hơn.
Tuy nhiên, không bà mẹ nào lường trước được rằng việc tiết kiệm một chút tiền này có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí khá nghiêm trọng cho con.
Câu chuyện thực tế đã xảy ra với một gia đình tại Trung Quốc. Vì vợ chồng lấy nhau khi còn khá trẻ (vợ 23 tuổi) nên tình hình kinh tế không được tốt. Thêm một đứa trẻ cuộc sống chi tiêu càng phải dè dặt. Cô nhìn thấy những đứa trẻ hàng xóm thường lớn rất nhanh và phải mua quần áo, giày dép mới thường xuyên. Vì thế, để tiết kiệm chi phí, người mẹ trẻ đã nghĩ ra một ý tưởng: Mua quần áo, giày dép cỡ to hơn một chút cho con để đỡ phải mua nhiều lần. Nhưng cũng chính vì ý tưởng tiết kiệm này mà một vấn đề sức khỏe đã xảy ra với con chị.
Khi bé bước vào giai đoạn tập đi, chị phát hiện chân bé có chút bất thường. Lúc đầu chị cũng không quá để ý, nhưng khoảng thời gian sau chị thấy bàn chân bé bước khập khiễng. Lúc này chị mới hoảng hốt, nhanh chóng đưa con tới bệnh viện kiểm tra, không ngờ hình ảnh chụp X quang cho thấy xương bàn chân của bé bị cong, rốt cuộc là vì sao?
Xương bàn chân đứa trẻ tại sao lại xảy ra tình trạng bị cong nghiêm trọng đến như vậy?
Bác sĩ sau khi gặng hỏi chị mới biết được lý do, vì để tiết kiệm tiền nên chị thường mua giày to hơn 1 cỡ cho con. Ngoài việc ảnh hưởng đến dáng đi, khi đi giày dép rộng bàn chân sẽ không được vững chắc, bị xô dịch trong chiếc dép “quá khổ” khiến xương bàn chân bị cong.
Thật may người mẹ đã kịp thời đưa con đến bệnh viện sớm, sau khi được bác sĩ điều trị, bàn chân của đứa trẻ không còn vấn đề gì lớn. Tuy nhiên nếu không phát hiện kịp thời, có lẽ bàn chân của bé sẽ bị tật. Do vậy khi con đến tuổi tập đi cha mẹ nên chú ý mua giày dép phù hợp với kích cỡ chân của con.
Vậy nên mua giày dép như thế nào? Giày dép cho bé ít nhất không được mua quá dài hoặc quá ngắn, độ dài nên vừa với bàn chân của bé, thích hợp nhất là dài hơn chân của bé 1 cm, cũng cần chú ý đến độ cứng, độ cao và độ dày. Đế giày mềm hoàn toàn không phải là tốt, nên có 1/3 phần trước giày mềm, có thể uốn cong; 2/3 phần sau giày nên tương đối dày, bé đi giày như vậy sẽ cảm thấy thoải mái và không gây tổn thương cho bàn chân.
Video: Xúc động với bác sĩ cứu trẻ sơ sinh bị tím ngắt
Quỳnh Chi
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.