Mọi người ai cũng biết quân pháo trong cờ tướng có nghĩa là cỗ xe pháo dùng trong chiến đấu, nhưng từ rất xa xưa khi phát minh ra cờ tướng làm sao đã xuất hiện loại vũ khí chiến đấu này? Vậy đằng sau quân pháo trong cờ tướng rốt cuộc có ẩn giấu bí ẩn gì không?
1. Trong bên quân màu đỏ, quân pháo được viết gồm bên trái là chữ Hỏa (火), bên phải là chữ Bao (包), ghép lại thành chữ Pháo (炮). Bên quân màu đen quân Pháo lại được viết gần bên trái là chữ Thạch (石), bên phải là chữ Bao (包). Ý nghĩa của hai quân Pháo này là: Một bên có chữ Hoả có nghĩa sẽ bắn ra lửa đạn, một bên có chữ Thạch có nghĩa sẽ bắn ra đá. Những ý nghĩa này chắc hẳn chúng ta ai cũng thấy dễ hiểu.
2. Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Như các bạn đã biết, thuốc súng lần đầu tiên được dùng trong chiến trường là vào thời Tống (khoảng năm 1.000 sau Công Nguyên) vì thế chữ Pháo phải sau đời Tống mới xuất hiện trong cờ tướng.
Học gia nổi tiếng đời nhà Tống là Trình Hạo đã viết một bài thơ nổi tiếng về cờ tướng nhưng trong đó không hề nói đến quân Pháo. Điều này cho thấy, vào thời Trình Hạo chưa xuất hiện quân cờ này. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đều nhất trí quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường. Đây là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ tướng.
Video: Anh ấy cho khúc gỗ thông vào nồi luộc, kết quả kỳ diệu ngoài sức tưởng tượng
Quỳnh Chi
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.