Thứ Sáu, 29/12/2017 | 04:45

Bước đầu bà V. khai nhận do cháu Đ. đi ngoài nhiều lần, dính bẩn ra nhiều chỗ nên tâm lý không kiềm chế được, dẫn tới việc thực hiện hành vi bạo hành.

Theo báo Lao động, ông Trần Văn Nhân – Trưởng Công an xã Kiến Thành, huyện Đắk R’Lấp (tỉnh Đắk Nông) cho biết, bà Phạm Thị V. (SN 1954, trú tại tại thôn 7, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp) bước đầu đã khai nhận lý do bạo hành trẻ em.

Bà V. giải trình, do hôm đó cháu Đ đi ngoài nhiều lần dính ra mông, chân và xung quanh hậu môn nên bà đã dùng khúc gậy có buộc giẻ để cọ rửa. Do cháu Đ cứ khóc nên bà có lấy tay vỗ mấy cái lên đầu.

Lời khai của bảo mẫu ở Đắk Nông bạo hành trẻ: Không kìm chế được tâm lý… vỗ mấy cái lên đầu

Bé D. được kiểm tra vết thương do bạo hành. (Ảnh: Minh Quý)

Trước đó, sáng 27/12, anh Đỗ Đắc Dương (trú thôn 13, xã Đắk Wer) đã trình báo công an xã về việc con mình bị bà V. bạo hành.

Theo anh Dương, giữa năm 2016, anh đã gửi cháu Đ (SN 2015) cho bà Vấn trông từ đó đến nay.

Vào sáng ngày 27/12, khi anh Dương gửi con đến cơ sở bà V. và ra về được một lúc thì nhận cuộc gọi của bà này nhờ đón con vì nhà bà có việc riêng. Sau khi đón con về, anh Dương được một người gọi ra quán cà phê cho xem đoạn clip ghi lại việc bà Vấn hành hạ cháu Đ.

Hoảng hốt, anh Dương kiểm tra cơ thể con thì thấy nhiều vết thương nơi vùng kín, vì vậy đã làm đơn trình báo công an.

Về việc cơ sở trông trẻ của bà V. không có giấy phép từ gần 1 năm nay nhưng vẫn hoạt động, bà Vũ Thị Hiến, Phó trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Đắk R’Lấp cho biết đây là nhóm trông trẻ tự phát nên cơ quan này không có thẩm quyền kiểm tra. Theo đó, nhóm trông trẻ trên thuộc quản lý hành chính của UBND xã, Phòng giáo dục chỉ phân công một trường mầm non trên địa bàn phụ trách chuyên môn điểm giữ trẻ này, theo Zing.

Theo Luật Trẻ em 2016, tại khoản 6, Điều 4 quy định: Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Nếu một người có hành vi vi phạm khoản 6, Điều 4 Luật Trẻ em thì có thể sẽ phạm tội “Hành hạ người khác” được quy định tại Điều 110 Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

Cụ thể, tội “Hành hạ người khác” được xác định là người có những hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình như đánh đập và những hành động bạo lực khác một cách có hệ thống, được lặp đi lặp lại nhiều lần có thể vài ngày, vài tuần… Trong trường hợp đối xử tàn bạo với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật sẽ áp dụng khung hình phạt tù từ 1 – 3 năm.

Chiếc xe tự chế của trẻ em vùng cao! ??

Đức Hải

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook