Thứ Tư, 10/04/2019 | 11:21

Y học cổ truyền Trung Hoa (YHCTTH) là một loại hình chăm sóc sức khỏe cổ đại từ 2500 trước, bao gồm các liệu trình tự nhiên như châm cứu, thảo dược, tư vấn ăn uống, hỗ trợ cảm xúc/ căng thẳng thần kinh, các bài tập bổ trợ như Thái cực quyền, Khí công và các liệu pháp như Giác hơi và Cứu ngải. Y học cổ truyền trung hoa cùng với Ayurveda (một hệ thống y học Hindu truyền thống) là hai trong số những dạng trị liệu cổ xưa và nổi tiếng nhất cũng như đang nhanh chóng trở nên phổ biến trở lại. Những người thực hành Y học cổ truyền trung hoa mong muốn chữa trị tận gốc và tổng thể để giúp bệnh nhân có thể trải nghiệm trị liệu toàn diện mà không cần dùng đến các loại thuốc thông thường.

Trong các thập kỉ qua, thuốc Đông y thay thế (cũng có thể được gọi là thuốc bổ sung hoặc thuốc tổng hợp) đang tiếp tục được chấp nhận trong các tổ chức y tế tại Hoa Kì và các quốc gia phương Tây khác. Khoa Dược phẩm Bổ sung – Thay thế tại Đại học Y Nam Carolina báo cáo theo một nghiên cứu trên 3200 tổng số bác sĩ, hơn 50 phần trăm có dự định bắt đầu sử dụng hoặc tăng liều lượng sử dụng thuốc thay thế.

Ngày càng nhiều các trường y nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo cho học viên và nhân viên về các phương thức tâm – thể (Mind-body) nhấn mạnh phòng bệnh và trị liệu toàn vẹn. Mặc dù một số bác sĩ và bệnh nhân còn tỏ ra quan ngại về khả năng của thuốc Y học cổ truyền trung hoa, nghiên cứu tiếp tục chỉ ra rằng các phương thuốc thay thế có thể tạo ra sự khác biệt lớn về nhiều mặt trong chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nhiều lợi ích Y học cổ truyền trung hoa và các trị liệu Đông y đem lại bao gồm sự tuân thủ cao từ phía bệnh nhân (thường do người bệnh có thể thấy được sự tiến bộ nhanh chóng), stress suy giảm, kiểm soát cơn đau tự nhiên, giấc ngủ cải thiện, hệ miễn dịch tốt hơn.

1. Y học cổ truyền Trung Hoa là gì?

Y học cổ truyền Trung Hoa là một hệ thống chăm sóc sức khỏe tự nhiên, toàn diện có từ ít nhất 2000 năm trước, khoảng 200 năm TCN. Y học cổ truyền trung hoa “tự nhiên” và “toàn diện” bởi nó kích thích cơ chế phục hồi tự thân của cơ thể cũng như xem xét toàn bộ các khía cạnh của đời sống bệnh nhân, chứ không chỉ những dấu hiệu rõ ràng hay triệu chứng bệnh. Những người thực hành Y học cổ truyền trung hoa xem xét cơ thể như một hệ thống nhiều bộ phận kết nối lẫn nhau phức tạp (một phần nhỏ của khái niệm lớn hơn là Qi – sinh khí), chứ không đơn thuần là các hệ nội quan tách biệt.

Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, trị liệu YHCTTH hướng đến cân đối lại những điểm bất cân bằng trong cơ thể và thường hoạt động theo ba hình thức chủ yếu:

• Chú ý đến các yếu tố ngoại cảnh và môi trường của bệnh nhân.

• Giúp đỡ bệnh nhân thấu hiểu cảm xúc nội tâm một cách lành mạnh hơn, bao gồm kiểm soát stress.

• Cải thiện các yếu tố đời sống, bao gồm các thói quen ăn uống và tập luyện thể dục.

Các nội quan được đặc biệt chú ý trong trị liệu YHCTTH bao gồm thận, tim, lá lách, phổi, túi mật, ruột non và ruột già. Tùy thuộc vào từng loại hình trị liệu mà hiệu quả YHCTTH có thể có sự khác biệt đáng kể. Một số những vấn đề sức khỏe thường được chữa bằng YHCTTH bao gồm:

•        Đau mạn tính

•        Viêm khớp

•        Đau mỏi

•        Vô sinh

•        Bệnh về gan

•        Đau đầu

•        Khó tiêu

•        Mất cân bằng hóc-môn

•        Huyết áp cao

•        Các triệu chứng mãn kinh

•        Hồi phục sau ung thư hoặc hóa trị

Các liệu pháp Y học cổ truyền trung hoa bao gồm:

•        Châm cứu: Chữa các cơn đau phần thân dưới, ổn định hóc-môn và giải tỏa stress.

•        Giác hơi: Dùng cho kiểm soát cơn đau, cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.

•        Thảo dược: Dùng cho kiểm soát viêm tấy, chữa trị tổn thương căn bản và thúc đẩy chức năng gan.

•        Dinh dưỡng: Phòng tránh thiếu hụt dinh dưỡng, cung cấp năng lượng và cải thiện giải độc.

•        Tập luyện thể dục: bao gồm Khí công và Thái cực quyền để rèn luyện sự dẻo dai, sức khỏe và khả năng tập trung.

•        Mát-xa: Sự vận động các mô mềm nhằm cải thiện lưu thông máu, trong đó có liệu pháp tui na.

•        Cứu ngải: Đốt thảo dược gần da.

Nguyên lý và niềm tin

YHCTTH được thực hành phần lớn tại châu Á và thường không được biết đến cũng như nghiên cứu rộng rãi tại Hoa Kì cho tới tận những năm 70 của thế kỉ 20. Bởi các liệu pháp Đông y như yoga, thiền, thái cực quyền và châm cứu bắt đầu trở nên phổ biến trên các phương tiện truyền thông vào khoảng thời gian này, hàng trăm nghiên cứu bắt đầu đi vào xem xét các lợi ích sức khỏe của chúng.

YHCTTH dựa trên niềm tin rằng Qi (khí công) đóng vai trò quan trọng trong tổng thể sức khỏe mỗi người.

•        Qi được tin là luôn luân chuyển trong cơ thể trong những đường dẫn gọi là mạch, và cần một lượng Qi chính xác để giữ mọi hệ thống luôn ổn định.

•        Mạch được vận dụng trong nhiều liệu pháp YHCTTH, bao gồm châm cứu và bấm huyệt, tập trung vào điều trị các điểm huyệt trên khắp cơ thể từ đỉnh đầu đến gan bàn chân.

•        Mạch được tin là có mối liên kết đến các hệ thống nội quan đặc trưng. Vì vậy nên tập trung vào một số mạch cụ thể có thể điều trị các triệu chứng đặc thù. Theo YHCTTH, phục hồi Qi có thể đem lại lợi ích phòng tránh bệnh phát tác và điều trị các vết viêm sưng, các vết thương, đau mỏi hoặc bệnh tật sẵn có.

Một khái niệm khác đóng vai trò quan trọng trong YHCTTH là yin và yang – âm và dương, được định nghĩa là các năng lượng trái ngược nhưng hoàn toàn bổ sung cho nhau. Bạn có thể đã quen thuộc với biểu tượng âm dương (một hình tròn nửa đen nửa trắng với các hình tròn bé hơn bên trong) được sử dụng để đại diện cho khái niệm các thế lực đối nghịch trên trái đất, bao gồm nóng và lạnh, đông và hè, tích cực và nghỉ ngơi. Cũng như Qi, âm – dương được tin tưởng là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn nếu mất cân bằng, hay một cái lấn át cái còn lại. Vậy nên, một mục tiêu chính của trị liệu YHCTTH chính là hồi phục lại trạng thái cân bằng của cơ thể.

Thảo dược Trung Hoa

Theo phòng khám tư Cleveland, “Thảo dược Trung Hoa là một khía cạnh quan trọng của YHCTTH… nó đã được sử dụng trong hàng thế kỉ tại Trung Quốc, nơi mà thảo dược được coi là một liệu pháp nền tảng cho nhiều chứng đau mạn tính và cấp tính.” Thảo dược Trung Hoa có nguồn gốc từ một văn kiện truyền thống tên gọi “Materia Medica” (T/n: tạm dịch “dược lý”). Hàng nghìn loại thảo mộc, khoáng chất, trà, cồn thuốc và các chiết xuất khác được liệt kê trong văn kiện này và được sử dụng bởi các thảo dược sĩ đã qua đào tạo tùy thuộc vào triệu chứng cụ thể của bệnh nhân.

Ai có thể thu được lợi ích từ YHCTTH?

– Thảo mộc Trung Hoa tập trung vào hồi phục chức năng của các nội quan và chỉnh lại các thói quen không lành mạnh của cơ thể. Mục tiêu của thảo dược là đưa cơ thể trở lại trạng thái cân bằng và đem lại năng lượng tích cực (Qi).

– Bệnh nhân với nhiều triệu chứng khác nhau có thể sử dụng thảo dược để chữa trị, bao gồm cảm cúm, mệt mỏi, vấn đề hô hấp mãn tính, vô sinh, dị ứng, đau mỏi mạn tính, lo lắng hoặc trầm cảm, mất ngủ, triệu chứng mãn kinh và cả hồi phục hậu ung thư và hóa trị.

– Một số trường hợp được khuyến nghị sử dụng thảo dược bao gồm có nhiều hơn một triệu chứng không giải thích được, cảm thấy mệt mỏi thêm vào các triệu chứng khác có sẵn, không có phản ứng tích cực với thuốc hoặc có tác dụng phụ với thuốc, cảm thấy lo lắng hoặc buồn phiền thêm vào các triệu chứng khác có sẵn.

Một số thảo dược liệu Trung Quốc phổ biến bao gồm rễ đậu ván dại (astragalus root – hoàng kỳ), nấm linh chi, quả câu kỷ tử (Goji berry), bạch quả (Ginkgo biloba), nhân sâm và nhiều loại cây thuốc khác.

Sau đây là những điều bạn có thể sẽ thấy nếu tham gia trị liệu thảo dược Trung Hoa:

Sau khi kiểm tra với thảo dược sĩ, bạn sẽ được giới thiệu một hỗn hợp thảo dược (phần lớn thời gian luôn sử dụng nhiều hơn một loại) tùy chế cho phù hợp. Đôi khi thảo dược được sử dụng như một hình thức bổ sung cho một liệu pháp khác, ví dụ như châm cứu. Liệu pháp sử dụng thảo dược thường không được bao hàm trong bảo hiểm, nhưng trong một số trường hợp một lời giới thiệu từ phía bác sĩ có thể giúp bạn giảm bớt chi phí. Thường thì một thảo, dược sĩ sẽ làm việc chặt chẽ với một bác sĩ để kiểm soát quá trình chữa trị của bệnh nhân, đặc biệt nếu liệu pháp thảo dược có thể gây phản ứng phụ với thuốc được kê đơn của bệnh nhân.

2. Lợi ích của y học cổ truyền Trung Hoa

2.1. Giảm viêm sưng và có thể gia tăng khả năng phòng ung thư

Tạp chí về Dược phẩm Truyền thống và Bổ sung đưa ra báo cáo rằng các liệu pháp YHCTTH, bao gồm trị liệu thảo dược và sử dụng nấm thuốc, có thể mang đến tác dụng “chống oxy hóa, chống viêm sưng, chống chết rụng tế bào … Điều này dẫn đến lượng stress và viêm sưng suy giảm, từ đó bảo vệ tế bào, mô và nội quan. Viêm sưng là nguồn gốc của nhiều bệnh tật, có liên quan đến phần lớn các vấn đề sức khỏe phổ biến như ung thư, các bệnh về tim mạch, rối loạn miễn dịch, thiểu năng và tiểu đường.

Trị liệu YHCTTH, bao gồm châm cứu, bấm huyệt và trị liệu thảo dược, có thể giúp bệnh nhân vượt qua được một số thói quen sống có hại gây viêm sưng như hút thuốc lá, ăn quá độ, đau cấp tính, căng thẳng mạn tính và tổn thương gan do đồ uống có cồn. Một số phương pháp có khả năng giảm thiểu phản ứng chiến-hay-chạy trước căng thẳng của cơ thể, từ đó giúp bệnh nhân kiểm soát các phản ứng từ chứng căng thẳng mãn tính như mất ngủ và mất cân bằng hóc-môn.

Nhiều loại thảo dược được ghi nhận có thể giảm bớt chứng căng thẳng gây oxy hóa bao gồm:

•        Nấm thuốc: Gồm linh chi và các nấm thuộc chi cordyceps, giúp tăng trưởng hệ miễn dịch, chống mệt mỏi, bao gồm các đặc tính chống ung thư, giúp cân bằng hóc-môn, và kiểm soát phản ứng của cơ thể trước căng thẳng thần kinh.

•        Nấm monascus adlay và monascus purpureus: Giúp giảm viêm phổi và các tổn thương khác.

•        Quả amla (emblica officinalis gaertn thuộc gia đình euphorbiaceae) hay còn gọi là quả lý gai: Giảm sưng viêm phổi do hepatotoxin.

•        Nhân trần sắc: Giúp chữa các tổn thương vùng gan.

•        Tinh dầu trà xanh và các thành phần catechin: Giúp bảo vệ bộ não, giảm mệt mỏi và kiểm soát sự thèm ăn.

•        Sơn tra (crataegi fructus): Chữa các triệu chứng vùng bàng quang.

•        Năm loại bột chữa chứng đái són đau (wǔ lén sǎn): Có khả năng chống oxy hóa và chống viêm sung.

2.2. Giảm đau mạn tính

Hai liệu pháp YHCTTH phổ biến nhất giúp kiểm soát cơn đau là châm cứu và bấm huyệt. Châm cứu là loại hình hơn 3500 năm tuổi. Liệu pháp này thường được sử dụng nhất bởi các bệnh nhân mong muốn giảm đau đầu, đau mỏi mạn tính do viêm khớp, đau vùng lưng hoặc cổ, cũng như rất nhiều các triệu chứng liên quan đến thương tật hoặc stress khác.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, châm cứu, đặc biệt khi sử dụng kết hợp với các phương pháp YHCTTH khác như thái cực quyền và một chế độ ăn khỏe mạnh, có thể trở thành công cụ không dược lý hiệu quả đối với các bệnh nhân thường xuyên phải chịu đựng các cơn đau đầu căng thẳng mãn tính. Nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Tưởng niệm Sloan Kettering cho thấy, bệnh nhân được điều trị bằng châm cứu chịu đựng ít đau mỏi vùng cơ cổ, viêm xương khớp và đau đầu mạn tính hơn với các bệnh nhân trong các nhóm sử dụng giả dược. Nghiên cứu trong Tạp chí Mỹ về Y dược Trung Quốc còn cho thấy, một tháng sử dụng bấm huyệt mang lại hiệu quả giảm đau đầu mạn tính hơn một tháng sử dụng thuốc giảm căng thẳng cơ bắp.

2.3. Ổn định hóc-môn và tăng khả năng sinh sản

Nghiên cứu cho thấy rằng, một số thảo dược Trung Quốc chứa các thành phần chống oxy hóa và chống viêm sưng có khả năng thay đổi cách các tế bào thần kinh truyền thông tin lên não bộ, phục hồi các chức năng nội tiết và hệ thống thần kinh trung ương. Điều này giúp cải thiện khả năng phục hồi của cơ thể một cách tự nhiên và giúp cân bằng hóc-môn trong cơ thể, bao gồm cortisol, insulin, testosterone và estrogen.

Trong một nghiên cứu trên động vật do Khoa Dinh dưỡng và Khoa học thực phẩm tại đại học Chiết Giang, Trung Quốc thực hiện, nấm linh chi đã được chứng minh có khả năng giảm triệu chứng tiểu đường ở người bệnh. Bằng cách giảm phản ứng căng thẳng của cơ thể, các nhà thực hành liệu pháp YHCTTH như châm cứu, thái cực quyền và xoa bóp cũng có thể đem lại lợi ích trong việc chữa trị mất cân bằng hóc-môn

Kể cả tại các nước phương Tây, liệu pháp xoa bóp đã được khuyến dùng cho người bị bệnh tiểu đường trong hơn 100 năm qua. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, liệu pháp này giúp điều trị các bệnh liên quan đến hóc-môn bằng cách đem lại trạng thái thư giãn thoải mái, gia tăng mức năng lượng, giúp bệnh nhân trở nên năng động hơn, giảm ăn uống do xúc động, cải thiện chất lượng ăn uống và giấc ngủ.

Một nghiên cứu năm 2001 in trong Tạp chí Trung Quốc về Y dược Bổ sung chỉ ra rằng, châm cứu đem lại hiệu quả tích cực trong cân bằng hóc-môn và điều trị sinh sản. Châm cứu hoạt động trên cơ chế điều chỉnh hệ thống thần kinh trung tâm và thần kinh ngoại vi, hệ thống thần kinh – nội tiết, huyết áp tại buồng trứng và hệ thống tiêu hóa. Châm cứu cũng được chứng nhận giúp cải thiện huyết áp tại tử cung và giảm nhẹ tác động từ trầm cảm, lo lắng căng thẳng lên chu kì kinh nguyệt.

2.4. Cải thiện sức khỏe gan

Thảo dược và dinh dưỡng là những khía cạnh rất quan trọng của YHCTTH, bởi một chế độ ăn nghèo nàn cũng có thể trực tiếp gây tổn hại đến gan. Gan là một trong những nội quan trung tâm trong y dược phương Đông. Tổ chức YHCTTH thế giới giải thích rằng YHCTTH coi gan là “nội quan chịu trách nhiệm luân chuyển mượt mà dòng cảm xúc cũng như sinh khí Qi và máu. Đây là nội quan dễ bị tác động nhất bởi căng thẳng hoặc cảm xúc thái quá.” Vì vậy,YHCTTH liên hệ tổn thương gan với những bệnh như béo phì, mệt mỏi, khó tiêu, căng thẳng cảm xúc, khó ngủ và nhiều bệnh khác.

Một kế hoạch ăn uống và điều trị thảo dược tuân theo YHCTTH là một cách rất giống với việc sử dụng chế độ ăn alkaline (kiềm), giúp đem lại độ pH cân bằng cho cơ thể và tránh thiếu hụt các khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Giảm căng thẳng, tập thể dục, ngủ đủ giấc và sử dụng nhiều loại thảo dược là các cách chữa tổn thương cho gan. Bấm huyệt cũng được sử dụng để kích thích gan, cải thiện huyết áp và giảm áp lực do căng thẳng.

Thảo dược chứa adaptogen (bao gồm nấmlLinh chi hoặc nấm chi cordycep) thường được khuyến dùng để cải thiện chức năng gan và ngăn ngừa bệnh về gan. Một nghiên cứu năm 2013 in trong Tạp chí Quốc tế về Dược nấm chỉ ra rằng nấm linh chi có công hiệu bảo vệ gan khỏi những tổn thương cấp tính bởi nó chứa các thành phần chống oxy hóa.

Các loại thức ăn có khả năng hồi phục gan, cải thiện quá trình giải độc bao gồm rau tươi sống (đặc biệt các loại rau ăn lá xanh đậm), thảo mộc và gia vị như tỏi và gừng, khoai lang, các chất béo tốt cho sức khỏe. Các chất cồn, đồ ăn chứa đường carbohydrate đã qua xử lý, đồ ăn vặt hoặc nước giải khát chứa nhiều đường, các nguyên liệu nhân tạo, đồ ăn chiên rán và dầu ăn hoặc chất béo tinh chế đều gây tổn thương gan, vì vậy thường được cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn khi điều trị với YHCTTH.

2.5. Bảo vệ sức khỏe trí óc

Bằng cách giảm viêm sưng, giảm căng thẳng gây oxy hóa, thảo mộc Trung Hoa có thể giúp bảo vệ sức khỏe não bộ và trí nhớ. Các chứng bệnh về nhận thức, bao gồm mất trí và bệnh alzheimer, được cho có mối liên hệ tới viêm sưng tăng cao, các thương tật căn bản, sự mất khả năng sử dụng đường glucozơ đúng đắn, sự thiếu hụt vitamin, các độc tố từ căng thẳng hoặc từ môi trường. Bởi vậy, một chế độ ăn kiềm tính, bổ sung thêm thảo dược, kết hợp với thể dục thể thao, dinh dưỡng đầy đủ và giảm căng thẳng có thể giúp quản lý phản ứng miễn dịch của cơ thể, điều tiết hóc-môn bảo vệ não bộ.

Theo một báo cáo năm 2007, in trong Sự can thiệp của y khoa vào cơ chế lão hóa (Clinical Interventions in Aging) “Đã có một lịch sử dài các nghiên cứu và thực hành y tế về chứng mất trí tại Trung Quốc, trong đó người Trung Quốc cổ đại đã thiết lập cả một giả thuyết và thu thập nhiều kinh nghiệm về chữa trị mất trí”. Trong các thập kỉ gần đây, ngày càng nhiều các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, một số chiết xuất thảo dược, bao gồm cam thảo, thương truật, đại hoàng, hồng sâm, kỷ tử, viễn chí, đương quy, hồng hoa đóng vai trò đẩy mạnh lưu thông máu.

Nấm có tác dụng y dược cũng được cho có thể giảm lượng độc tố hoặc kim loại nặng tích tụ trong cơ thể, từ đó nâng mức năng lượng, tập trung hiệu quả hơn, tăng cường trí nhớ và cải thiện chất lượng giấc ngủ (tất cả đều quan trọng cho một trí óc sắc bén và kiểm soát tâm trạng). Dùng kết hợp với các liệu pháp toàn diện khác có thể giúp ngăn ngừa hoặc chữa nhiều chứng bệnh nhận thức có liên quan đến tuổi già.

Nói tóm lại, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các liệu pháp YHCTTH có thể giúp tăng cường sức khỏe thần kinh của bệnh nhân một số chứng rối loạn như alzheimer, mất trí và parkinson.

2.6. Giảm phản ứng căng thẳng của cơ thể

Bấm huyệt không chỉ tốt cho sức khỏe gan, mà còn giúp giải tỏa căng thẳng. Bấm huyệt được cho rằng có khả năng kích thích một điểm yếu huyệt trên mạch gan ở đầu bàn chân, điểm này có liên quan đến những khủng hoảng tinh thần và các năng lượng tiêu cực, ví dụ như sự bực bội, cay đắng, lo lắng, sợ hãi và buồn phiền. Giải thoát những cảm xúc tiêu cực này có thể giúp giảm thiểu cơ chế phản ứng “chiến-hay-chạy” của cơ thể, đem lại những lợi ích lớn: giảm huyết áp, cải thiện giấc ngủ, tăng năng lượng, giải tỏa áp lực cơ bắp và nhiều hơn nữa.

Châm cứu và thái cực quyền có thể đóng vai trò giúp đỡ rất lớn trong việc quản lí căng thẳng. Thái cực quyền là một bài tập khí công mà được coi là một liệu pháp tâm – vật bởi nó tổng hợp các nguyên tắc võ thuật với kiểm soát hơi thở và tập trung sự chú ý. Chiều hướng tâm linh của thái cực quyền chú ý vào đẩy óc tập trung của con người hướng vào bên trong cơ thể, khiến trí óc trở nên yên lặng, có thể giúp ngăn làm tăng mức cortisol và cải thiện trạng thái khỏe mạnh toàn diện của con người. Cũng như yoga hoặc thiền, một nghiên cứu in trong Tạp chí Quốc tế về Y dược Hành vi chỉ ra rằng, thái cực quyền là một cách giảm căng thẳng tự nhiên hiệu quả có thể đem lại tác dụng tích cực ở người bệnh rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.

2.7. Bảo toàn năng lượng cơ bắp, độ dẻo dai và cân bằng

Trường Y khoa Đại học Harvard báo cáo rằng, tập thái cực quyền thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích như: Tăng cường sức mạnh cơ bắp, giữ độ dẻo dai, giữ cân bằng và đôi khi cung cấp một bài thể dục aerobic quan trọng cho tim. Nghiên cứu của các chuyên viên Harvard cho thấy, 12 tuần tập thái cực quyền có thể giúp bệnh nhân, đặc biệt những ai lớn tuổi hoặc có khả năng hạn chế tạo dựng “một cơ thể khỏe khoắn, một trái tim mạnh mẽ và một trí óc tinh anh”.

Mát xa hoặc bấm huyệt cũng đem lại ích lợi giúp cải thiện sự hồi phục của cơ bắp và ngăn ngừa thương tích. Mát xa có trong YHCTTH từ hàng ngàn năm trước, và các văn kiện cổ đại cho thấy, những người sống tại Trung Hoa tiền phong kiến sử dụng mát xa để giảm các cơn đau thông thường và cải thiện dòng năng lượng Qi. Mát xa sâu các mô giúp vận chuyển dòng máu đến các cơ và mô thịt bị căng, giảm thiểu phản ứng căng thẳng cấp “chiến – hay – chạy “(căng thẳng khiến hồi phục sau chấn thương trở nên khó khăn hơn), giảm căng cơ, thậm chí có thể giúp nâng cao khả năng thể lực của cơ thể. Một số bài mát xa YHCTTH cũng sử dụng các phương pháp tâm – thể khác như sự hình dung, thiền và hít thở sâu để làm dịu tinh thần.

3. Những cần chú ý liên quan đến YHCTTH và thảo dược

Ai giảng dạy y học phương đông và liệu phương pháp này có an toàn?

Nỗ lực lớn chưa từng có để kiểm soát việc đào tạo và cấp bằng cho những người thực hành YHCTTH: Báo cáo năm 2010, in trong Tạp chí Thuốc Bổ sung và Thay thếcho rằng, “Những chuyển biến từ phía người dùng đã tạo ra những chương trình đào tạo giảng dạy, phát triển sản phẩm và hệ thống kiểm soát những người thực hành YHCTTH, tập trung vào nghiên cứu. Cố gắng lớn để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và sự an toàn của điều trị bằng YHCTTHthông qua ngày càng tăng các thử nghiệm được công bố và sự xem xét có hệ thống”.

Bằng cấp cho học viên khác nhau ở các bang và các quốc gia: Hiện tại đã có hơn 50 chương trình đào tạo Phương Đông tại các trường đại học và các tổ chức uy tín trên toàn nước Mỹ.

Tuy vậy, hãy ghi nhớ những điều này để đảm bảo an toàn khi điều trị YHCTTH:

Luôn tìm hiểu trước: Hãy thăm khám với một người thực hành YHCTTH chuyên nghiệp ở liệu pháp bạn được điều trị. Tìm kiếm các cơ sở có thể hiện bằng cấp, và nếu bạn đang điều trị châm cứu hãy chắc chắn kim châm luôn mới và được sát khuẩn.

Viện Sức khỏe Quốc gia xem châm cứu là loại hình “tương đối an toàn nếu được thực hành bởi một chuyên viên được huấn luyện kĩ càng và có kinh nghiệm, sử dụng kim châm khử trùng”. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì FDA xem kim châm cứu là thiết bị y tế và chỉ thị rằng, chúng phải “khử trùng, không độc hại và được dán nhãn chỉ dùng một lần bởi chuyên viên có đào tạo”.

Thảo dược Trung Hoa phải được kiểm soát và không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Các sản phẩm thảo dược Trung Quốc sản xuất ngoài nước Mỹ có thể bị sai nhãn, chứa các phụ gia độc hại và đôi khi có dấu vết kim loại nặng, bao gồm chì, cadimi và thủy ngân. Tìm các sản phẩm chất lượng cao, tinh khiết từ những nguồn đáng tin cậy và được chứng nhận, hoặc làm việc trực tiếp với một thảo dược sĩ.

Nhìn chung, YHCTTH vẫn thường được khuyến nghị là một phương pháp trị liệu bổ sung, nghĩa là nên sử dụng kết hợp với tham gia trị liệu từ dược sĩ và tuân theo lời khuyên của bác sĩ.

Tốt nhất là khi sử dụng YHCTTH, bạn kết hợp nhiều thói quen và lối sống mang tính phòng bệnh như một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, sử dụng thực phẩm bổ sung tốt và trong một số trường hợp có thể tham gia trị liệu cơ thể hoặc thiền để kiểm soát cơn đau.

Yhocvn.net/Theo Tạp chí thử nghiệm ngày nay

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Áp dụng y học cổ truyền giúp tăng sức đề kháng, phòng lây nhiễm Covid-19

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook