Thứ Sáu, 21/03/2025 | 09:13

Trà matcha chứa nhiều chất chống oxy hóa khi sử dụng đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, cải thiện sức khỏe đường ruột, nâng cao sức khỏe.

Được làm từ lá trà xanh, dạng bột mịn nên từ lâu loại đồ uống này không chỉ giúp bảo vệ gan, tăng cường chức năng não bộ, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ giảm cân kiểm soát cân nặng hiệu quả mà còn rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Giàu catechin

Trong trà matcha có chứa catechin, một loại hợp chất thực vật trong trà hoạt động như chất chống oxy hóa tự nhiên. Nên khi dùng trà matcha thường xuyên sẽ giúp kiểm soát bệnh bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm stress oxy hóa và tạo ra tác dụng chống viêm

Kiểm soát lượng đường trong máu

Uống trà thường xuyên còn giúp tăng độ nhạy insulin bằng cách giảm viêm, góp phần gây ra tình trạng kháng insulin từ đó giúp người tiểu đường soát bệnh tốt hơn. Ngoài ra, polyphenol còn có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu.

Giảm stress oxy hóa

Trà matcha rất giàu các chất chống oxy hóa nên khi uống thường xuyên sẽ có tác dụng trung hòa các gốc tự do có hại và giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như bệnh thận, bệnh tim và tổn thương mắt.

Kiểm soát cân nặng

Kiểm soát cân nặng là điều cần thiết đối với người bị bệnh tiểu đường để giảm các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Uống trà matcha sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo, hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh khi sử dụng trà matcha không nên uống quá nhiều chỉ nên tiêu thụ mức vừa phải để tránh tình trạng hạ đường huyết, buồn bôn, tăng nhịp tim, mất ngủ. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng, kết hợp chế độ ăn uống cân bằng, nhiều rau xanh, các loại trái cây ít đường,… để kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Muốn cơ thể tỏa hương thơm tự nhiễn hãy bổ sung thực phẩm này

Mẹo hay tẩy da chết từ bột trà xanh tại nhà

Bật mí 6 loại đồ uống ít gây tăng đường huyết

Đại cương và sinh lý bệnh hạ đường máu

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook